Khu đô thị xanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khu Đô thị xanh là một khu tổ hợp gồm các đô thị xanh liền kề, không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, môi trường xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh cho đến dân cư xanh[1][2][3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chí Khu đô thị xanh[sửa | sửa mã nguồn]

Một đô thị được công nhận đạt chuẩn xanh phải đáp ứng được 7 tiêu chíː Không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.[4]

Các tiêu chí đô thị xanh áp dụng tại EUː[5]

  • Không gian xanh: đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao, không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.
  • Công trình xanh: Xanh hóa công trình, vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu thân thiện môi trường.
  • Giao thông xanh: nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2, sử dụng khí thải chế cho GTCC.
  • Công nghiệp xanh: Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô nhiễm.
  • Chất lượng môi trường đô thị xanh: Môi trường không khí sạch, giảm rác thải, khói, bụi, độ ồn trong đô thị.
  • Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
  • Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu, thúc đẩy chu trình kinh tế và cải thiện môi trường vì phục lợi của người dân. Sử dụng các yếu tố xanh tự nhiên và nhân tạo phục vụ hạ tầng đô thị kết hợp cải thiện vi khí hậu và có thể làm giảm khối lượng thoát nước mặt, giảm hiện tượng ngập úng trong đô thị. Không gian xanh giảm nhu cầu năng lượng làm mát và chiếu sáng cho các khu vực cao tầng, mật độ cao.[5]

Giúp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế khí thải CO2. Với mạng lưới giao thông hợp lý, đô thị phát triển tập trung hơn sẽ tạo cho các dịch vụ cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho đô thị hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí năng lượng để vận hành.[5]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

KTS Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận xét, trong những năm qua, môi trường xanh của Hà Nội ngày càng bị mất cân bằng trầm trọng. Dù đã xuất hiện một số khu đô thị như: Vinhome Riverside, Vinhome Ocean Park, Gamuda… được gọi là khu đô thị sinh thái hay đô thị xanh nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức có nhiều cây xanh, tổ chức hạ tầng không gian công cộng tốt. Song các yếu tố này thôi thì chưa đủ. Để phát triển đô thị xanh cần thêm các yêu tố như quy hoạch hợp lý để năng cao chất lượng và độ phổ biến của các phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả.[4][6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Phải làm gì để có đô thị xanh?”. Báo Công an nhân dân điện tử. ngày 6 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ Hải, Nguyễn Minh (ngày 23 tháng 9 năm 2020). “Xây dựng đô thị xanh”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ VnExpress (ngày 29 tháng 6 năm 2020). “Hà Nội sắp có thêm khu đô thị xanh 1 tỷ USD”. Báo điện tử VnExpress (bằng tiếng Quechua). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ a b Tạp chí Kiến trúc (ngày 26 tháng 8 năm 2020). “Đô thị xanh: Làm gì để đạt mục tiêu "xanh"?”. Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ a b c “Đô thị xanh và một số phương pháp tiếp cận”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ “Làm gì để phát triển "đô thị xanh" tại Việt Nam?”. Môi trường và Đô thị Điện tử. ngày 26 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.