Kim Thành
Kim Thành
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Kim Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Hải Dương | ||
Huyện lỵ | thị trấn Phú Thái | ||
Trụ sở UBND | thị trấn Phú Thái | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 17 xã | ||
Thành lập |
| ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°57′56″B 106°30′41″Đ / 20,96556°B 106,51139°Đ | |||
| |||
Diện tích | 112,9 km² | ||
Dân số (2018) | |||
Tổng cộng | 165.782 người | ||
Mật độ | 1.468 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 293[1] | ||
Biển số xe | 34-K1 | ||
Website | kimthanh | ||
Kim Thành là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Kim Thành nằm ở cửa ngõ phía đông tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện An Dương, phía nam giáp huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Phía tây giáp huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và thành phố Hải Dương
- Phía bắc giáp thị xã Kinh Môn.
Huyện có diện tích 112,9 km² và dân số là 124.439 người, mật độ dân số đạt 1.102 người/km².
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Kim Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Thái (huyện lỵ) và 17 xã: Bình Dân, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Cẩm, Kim Anh, Kim Đính, Kim Liên, Kim Tân, Kim Xuyên, Lai Vu, Liên Hòa, Ngũ Phúc, Phúc Thành, Tam Kỳ, Thượng Vũ, Tuấn Việt.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Sau năm 1975, huyện Kim Thành có 20 xã: Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lai Vu, Liên Hòa, Ngũ Phúc, Phúc Thành, Tam Kỳ, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng.
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, huyện Kim Thành hợp nhất với huyện Kinh Môn thành huyện Kim Môn. Xã Phúc Thành thuộc huyện Kim Thành đổi tên thành xã Phúc Thành A, xã Phúc Thành thuộc huyện Kinh Môn đổi tên thành xã Phúc Thành B.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, thành lập thị trấn Phú Thái, thị trấn huyện lỵ huyện Kim Môn trên cơ sở 214,17 ha diện tích tự nhiên và 2.700 nhân khẩu của xã Phúc Thành A; 53,39 ha diện tích tự nhiên và 1.650 nhân khẩu của xã Kim Anh.[2]
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Kim Môn tách trở lại thành 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn. Xã Phúc Thành A đổi lại thành xã Phúc Thành thuộc huyện Kim Thành. Lúc này, huyện Kim Thành có thị trấn Phú Thái (huyện lỵ) và 20 xã: Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lai Vu, Liên Hòa, Ngũ Phúc, Phúc Thành, Tam Kỳ, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[3]. Theo đó:
- Sáp nhập hai xã Đồng Gia và Cẩm La thành xã Đồng Cẩm
- Sáp nhập hai xã Kim Khê và Kim Lương thành xã Kim Liên
- Sáp nhập hai xã Tuấn Hưng và Việt Hưng thành xã Tuấn Việt.
Sau khi sắp xếp, huyện Kim Thành có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.
Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Truân, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1466
- Phạm Hạo, người xã Kim Xuyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1487
- Lưu Dịch, người xã Nại Châu, Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1490
- Phạm Cảnh Lương, người xã Kim Anh, Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1496
- Vũ Phúc Kiêm, người xã Nại Xuyên, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1505
- Phạm Gia Mô, người xã Quỳnh Khê, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1505
- Lê Đình Trật, Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1508
- Nguyễn Đắc Lộ, người xã Kim Anh, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1508
- Nguyễn Văn Đàm, người xã Kim Anh, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1511
- Nguyễn Địch Huấn, người xã Kim Anh, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1520
- Phạm Hoành Tài, người xã Thượng Vũ, Đệ nhị giáp tiến sĩ năm 1565
- Vũ Kiều, người xã Ngọ Dương, Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1721
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Trung tâm của huyện là thị trấn Phú Thái cách trung tâm thành phố Hải Phòng 23 km, cách Hà Nội 79 km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 388, tỉnh lộ 389.
Sông Kinh Môn và sông Rạng thuận tiện để vận chuyển hàng hoá đi các địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]
Kim Thành và An Dương là hai huyện tuy nằm trên trục quốc lộ 5 nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển làng nghề. Vai trò của làng nghề rất lớn nếu được đánh thức nó sẽ tạo điều kiện, tăng thu nhập cho nhiều lứa tuổi và nhiều trình độ văn hóa giảm lao động dư thừa của mỗi địa phương. Nếu không vực dậy và hình thành thêm các làng nghề mới thì Kim Thành vẫn là huyện kinh tế yếu so với các huyện phía Bắc đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề như:
- Nghề làm hương Dưỡng Thái
- Mộc, sơ chế gỗ thôn Bắc
- Một số làm nghề hành ở Cộng Hòa
- Trồng hoa Phú Tải.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kim Thành. |
- Khái quát chung huyện Kim Thành Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine