Kim Trung, Hưng Hà

Kim Trung
Xã Kim Trung
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnHưng Hà
Trụ sở UBNDThôn kim Sơn 1
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐỗ Quang Đạo
Địa lý
Tọa độ: 20°34′44″B 106°12′27″Đ / 20,57889°B 106,2075°Đ / 20.57889; 106.20750
Kim Trung trên bản đồ Việt Nam
Kim Trung
Kim Trung
Vị trí xã Kim Trung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,83 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng6.782 người
Mật độ1.163 người/km²
Khác
Mã hành chính12664[1]

Kim Trung là một thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Xã có diện tích 5,83 km², dân số năm 1999 là 6.782 người,[2] mật độ dân số đạt 1.163 người/km².

Xã có 7 thôn : Kim Sơn 1, Kim Sơn 2, Lập Bái, Bình Minh, Trung Thôn 1, Trung Thôn 2 và Nghĩa Thôn. Giáp với Xã Văn Lang, Xã Minh Tân, Thị Trấn Hưng Hà.

Chợ chính tên là Chợ Giác là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con, nhân dân trong và ngoài xã

Đình Lập Bái[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Lập Bái là di tích lịch sử văn hóa có từ thời nhà Đinh trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Hưng Hà.

Phạm Trù quê ở trang Yến Vĩ, động Hương Tích, huyện Hoài An (sau đổi là Ứng Hoà), đạo Sơn Nam. Là ng­ười có chí lớn, hiềm vì vợ chết sớm, một mình gà trống nuôi ba con trai thơ dại (Tích Công, Thánh Công, Thành Công), lại bị sức ép của bọn trộm cướp ở địa phư­ơng - Phan Công Tề. Thấy Phạm là ng­ười trí dũng, bọn chúng buông lời dụ dỗ. Phạm quyết không theo, đành dắt díu đàn con đến trang Cổ Tiết (tên cũ của Cổ Bái) mở trường dạy học. Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu dựng nghiệp phải thân chinh cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú đánh đ­ường tìm đến tận nơi đón bốn cha con họ Phạm. Phạm Trù cùng với Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú trở thành bộ tứ m­ưu thần (rồng thao hổ l­ược). Ba người con tài ba của Phạm Trù đều đư­ợc vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng cho làm Thư­ợng đẳng Phúc thần: Đệ nhất Tích Linh Đại Vương, Đệ nhị Thánh Đậu Đại Vương, Đệ tam Lê Hạnh Thành Đại Vương, Đư­ơng cảnh Thành hoàng Thánh bái Chân Giang Đại Vương.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]