Kinh Cùng
Kinh Cùng
|
|||
---|---|---|---|
Thị trấn | |||
Thị trấn Kinh Cùng | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Hậu Giang | ||
Huyện | Phụng Hiệp | ||
Trụ sở UBND | Ấp Hòa Phụng B | ||
Thành lập | 4/8/2000[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°48′40″B 105°37′55″Đ / 9,81111°B 105,63194°Đ | |||
| |||
Diện tích | 12,27 km²[2] | ||
Dân số (2020) | |||
Tổng cộng | 7.728 người[2] | ||
Mật độ | 630 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 31393[3] | ||
Kinh Cùng là một thị trấn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Thị trấn Kinh Cùng nằm ở phía tây huyện Phụng Hiệp, trên trục Quốc lộ 61, cách thành phố Vị Thanh 27 km, có vị trí địa lý:
Địa hình hoàn toàn là đồng bằng với các kênh rạch xung quanh. Diện tích phần lớn là đất nông nghiệp, còn lại là nhà ở, cơ sở hạ tầng,.. Dân cư sống tập trung dọc đường quốc lộ 61 và ven các con kênh.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Thị trấn Kinh Cùng được chia thành 6 ấp: 6, Hòa Bình, Hòa Long A, Hòa Long B, Hòa Phụng A, Hòa Phụng B.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Địa bàn thị trấn Kinh Cùng hiện nay là một phần của xã Hòa An trước đây.
Ngày 4 tháng 8 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2000/NĐ-CP[1] về việc thành lập thị trấn Kinh Cùng trên cơ sở điều chỉnh 1.300 ha diện tích tự nhiên và 10.288 nhân khẩu của xã Hoà An.
Thị trấn Kinh Cùng có 1.300 ha diện tích tự nhiên và 10.288 nhân khẩu.
Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Đây là một trong những trung tâm kinh tế của huyện Phụng Hiệp.
Đây là đô thị nằm ngay trên vị trí trung tâm của tỉnh Hậu Giang và có nhiều tiềm năng phát triển cùng với trục Quốc lộ 61 nối liền Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là vị trí không nằm trên giao điểm các trục kinh tế và mặt bằng quá chật hẹp.
Vai trò của thị trấn Kinh Cùng là trung tâm thương mại dịch vụ phát triển gắn với tiểu thủ công nghiệp của huyện, có vai trò là trạm trung chuyển giữa Cần Thơ và Vị Thanh.[2]
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị trấn
- Trường THPT Lương Thế Vinh
- Trường THCS Kinh Cùng
- Trường tiểu học thị trấn Kinh Cùng
- Trường tiểu học Kim Đồng.
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc lộ 61 là trục huyết mạch nối giữa thị trấn và các địa phương lân cận, ngoài ra còn các trục đường Kinh Cùng - Phương Phú, Kinh Cùng – Vị Thủy, đường kênh Tám Ngàn, Kinh Cùng – Phương Bình.[2]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Nghị định 28/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
- ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênHPH2020
- ^ Tổng cục Thống kê