Kinh tế Armenia
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. (June 2011) |
Kinh tế Armenia | |
---|---|
Tiền tệ | Dram |
Năm tài chính | Năm lịch |
Tổ chức kinh tế | CISFTA, EEU, WTO |
Số liệu thống kê | |
GDP | $ 13,86 tỉ (danh nghĩa, 2021 est.)[1] $24.31 tỉ (PPP, 2014 est.)[2] |
Tăng trưởng GDP | 3.4% (2014 est.)[3] |
GDP đầu người | $ 4670 (danh nghĩa, 2021 est.)[4]"World Bank>https://solieukinhte.com/gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-armenia/locations=AM $14,630 (PPP, 2021 est.)Lỗi chú thích: Mã <ref> sai; thẻ ref không có tên thì phải có nội dunghttps://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD? |
GDP theo lĩnh vực | nông nghiệp (19.2%), công nghiệp (40.8%), dịch vụ (40%) (2012 est.) |
Lạm phát (CPI) | 9,9 % (2022) |
Tỷ lệ nghèo | 32% (2013[cập nhật])[1] |
Hệ số Gini | 31.3 (2011)[3] |
Lực lượng lao động | 1.194 triệu (2011 est) |
Cơ cấu lao động theo nghề | dịch vụ (44%), công nghiệp (17%), nông nghiệp (39%) (2011 est.)[3] |
Thất nghiệp | 17.3% (2014)[3] |
Các ngành chính | Chế biến kim cương, dụng cụ cắt kim loại, chế biến kim loại, động cơ điện, lốp xe, áo, dệt kim, giầy, vải lụa, hóa chất, xe tải, dụ cụ âm nhạc, vi điện tử, sản xuất kim cương, phần mềm, chế biến thức ăn, rượu mạnh |
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh | 32nd[5] |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | $1.519 tỉ (2014)[3] |
Mặt hàng XK | gang, đồng chưa gia công, kim loại màu, kim cương, sản phẩm khoáng sản, thực phẩm, năng lượng[6] |
Đối tác XK | Nga 22.6% Bulgaria 10.3% Bỉ 8.9% Iran 6.5% Hoa Kỳ 6% Canada 5.9% Đức 5.8% Gruzia 5.8% Hà Lan 4.5% (2013 est.)[7] |
Nhập khẩu | $4.402 tỉ (2014)[3] |
Mặt hàng NK | khí thiên nhiên, dầu khí, các sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, kim cương[8] |
Đối tác NK | Nga 24.8% Trung Quốc 8.6% Đức 6.3% Ukraina 5.1% Thổ Nhĩ Kỳ 4.7% Iran 4.4% (2012 est.)[9] |
Tổng nợ nước ngoài | $8.452 tỉ (ngày 31 tháng 12 năm 2014 est.)[3] |
Tài chính công | |
Nợ công | 42.4% của GDP (2014 est.) |
Thu | $2.825 triệu (2014 est.)[3] |
Chi | $3.01 triệu (2014 est.)[3] |
Viện trợ | $302 triệu (ODA) (2008) |
Dự trữ ngoại hối | US$1.489 tỉ (tháng 12 năm 2014)[3] |
Armenia là nước có số dân đông thứ hai của Liên Bang Xô Viết trước đây. Nó nằm giữa Biển Đen và Biển Caspi, biên giới giáp với Gruzia, Azerbaijan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho tới khi độc lập, kinh tế Armenia chủ yếu dựa vào nền công nghiệp với các sản phẩm về hóa chất, điện tử, máy móc, thực phẩm chế biến, cao su nhân tạo, dệt may và phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên từ bên ngoài. Nông nghiệp chiếm khoảng 20% sản phẩm thực và 10% nhân công trước khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991. Các sản phẩm mỏ địa chất của Armenia là đồng, kẽm, vàng, và chì. Đại đa số năng lượng có từ nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, gồm gas và nhiên liệu hạt nhân (với một nhà máy điện hạt nhân); nguồn năng lượng chủ yếu trong nước là thủy điện. Một lượng nhỏ than, khí gas, và dầu mỏ vẫn chưa được khai thác.
Tương tự như các quốc gia mới độc lập từ Liên bang Xô viết cũ khác, kinh tế Armenia phải đương đầu với di sản của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và sự tan vỡ của thị trường thương mại Xô viết truyền thống. Đầu tư và hỗ trợ của Xô viết vào ngành công nghiệp Armenia bị mất, vì thế chỉ một ít doanh nghiệp lớn chủ chốt còn hoạt động. CÙng với một loạt các bất lợi do thiên tai và xung đột đã làm GDP giảm gần 60% từ năm 1989 tới năm 1992–1993. Đồng Dram của quốc gia bị siêu lạm phát trong những năm đầu tiên sau khi được đưa vào lưu hành năm 1993.
Tuy nhiên chính phủ đã đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế ở quy mô lớn, làm giảm đáng kể nạn lạm phát và ổn định tăng trưởng. Armenia đã đạt tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 1995. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp Armenia nhận được thêm sự giúp đỡ từ các định chế quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), cùng nhiều định chế tài chính quốc tế khác (IFIs). Ngày 5 tháng 2 năm 2003, nước này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Luật tự do đầu tư nước ngoài đã được thông qua tháng 6 năm 1994, và Luật về Tư nhân hóa được thông qua năm 1997, cũng như một chương trình tư nhân hóa các tài sản nhà nước. Tương lai phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc tăng cường quản lý kinh tế vi mộ, gồm cả tăng nguồn thu, cải thiện môi trường đầu tư, và chiến đấu chống tham nhũng. Năm 2005 Chỉ số Minh bạch Tham nhũng Quốc tế xếp hạng Armenia thứ 88, Tham nhũng nghiêm trọng.[3] Lưu trữ 2006-02-16 tại Wayback Machine
Những năm gần đây tốc tăng trưởng GDP của Armenia tương đối cao. Năm 2021, tỉ lệ tăng trưởng GDP là 5,7%.GDP bình quân đầu người năm 2021 của Armenia là 4,670 USD.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b [1] Lưu trữ 2010-07-19 tại Wayback Machine, Factbook
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênCIA Factbook
- ^ a b c d e f g h i j [2] Lưu trữ 2010-07-19 tại Wayback Machine, The World Factbook, Hoa Kỳ Central Intelligence Agency
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênWB
- ^ “Doing Business in Armenia 2013”. World Bank. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
- ^ “Exports Products of Armenia”. CIA World Factbook. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Export Partners of Armenia”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Imports Products of Armenia”. CIA World Factbook. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Import Partners of Armenia”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.