Konstanty Gorski

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Konstanty Gorski
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
13 tháng 6, 1859
Nơi sinh
Lida
Mất
Ngày mất
31 tháng 5, 1924
Nơi mất
Poznań
Giới tínhnam
Quốc tịchBa Lan
Nghề nghiệpnhạc trưởng, nhà soạn nhạc, giáo viên âm nhạc, giáo viên, nghệ sĩ âm nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học âm nhạc Fryderyk Chopin, Nhạc viện Saint Petersburg
Thể loạiopera
Nhạc cụvĩ cầm

Konstanty Antoni Gorski (phát âm tiếng Ba Lan: [kɔnˈstantɨ anˈtɔɲi ˈgɔrskʲi], 13 tháng 6 năm 1859 tại Lida – 31 tháng 5 năm 1924 tại Poznań) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm, nhạc công organ và giáo viên âm nhạc người Ba Lan.[1]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Gorski bắt đầu đi học ở Grodno và tiếp tục học tại Trường trung học Ngữ văn Đệ nhất ở Wilno. Ông học âm nhạc tại Viện Âm nhạcWarsaw, làm học trò của Apolinary Kątski, và tại Nhạc viện St.Petersburg. Năm 1881, ông tốt nghiệp lớp của nhà sư phạm và nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại người Hungary Leopold Auer. Cùng năm, ông được nhận Huy chương bạc và danh hiệu "nghệ sĩ tự do". Năm 1882, ông học sáng tác và phối khí trong lớp của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov.

Năm 1890, sau 8 năm di chuyển qua NgaGruzia - ghé thăm Penza, SaratovTiflis (Tbilisi ngày nay), Gorski chuyển đến thành phố Kharkov của Ukraine và ở đó trong 29 năm. Trong những năm đó, ông dạy tại Trường Trung học Nhạc kịch Kharkov và biểu diễn công ích. Ông là một trong những người sáng lập tổ chức văn hóa "Ngôi nhà Ba Lan". Ông cũng làm nhạc trưởng dàn nhạc giao hưởng và luôn là một nghệ sĩ vĩ cầm được công chúng yêu mến. Gorski được các nhà soạn nhạc đánh giá cao khi ông trình diễn các tác phẩm của họ. Pyotr Ilyich Tchaikovsky thể hiện sự tôn trọng sâu sắc và nói rằng Gorski là người vĩ đại nhất từng biểu diễn bản nhạc dành cho vĩ cầm của ông.

Những thay đổi về chính trị và kinh tế ở Đế quốc Nga, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười năm 1917, có ảnh hưởng lớn đến Gorski. Gorski biết cuộc nội chiến sắp đến và không có khả năng tiếp tục công việc ở Kharkov, ông đưa gia đình trở về Ba Lan. Lúc đầu, ông làm việc ở các rạp chiếu phim "Colosseum" và "Wodewil" ở Warsaw, sau đó ông chuyển đến Poznań. Tại đây, ông làm nhạc trưởng của Nhà hát Lớn cho đến cuối đời.

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bản Organ fantaisie giọng Fa thứ
  • Bản Missa Solemnis giọng Mi giáng trưởngBản Missa giọng La thứ
  • Opera, Margier
  • Opera, Za chlebem
  • Bài hát: Ave Maria, Salve Regina, Salutation a la Sainte Vierge, Зряще мя безгласна (Zriaszcze mia bezglasna) và 12 pieśni do słów Maria Konopnicka, Władysław Syrokomla, Zd. Dębickiego i in. na m-sopran lub tenor z towarzyszeniem fortepianu
  • Thơ giao hưởng: Na OlimpieZaczarowane koło
  • Souvenir de Nadrzecze. Premiere Mazurka, Petite Etude - Spiccato, Seconde Mazourka, sur des chants polonais, Aria, Gavotte, Romance, 3-leme Mazourka, 1-ere Polonaise de Concert D-dur, 2-de Polonaise de Concert A-dur, Poeme Lyrique

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Józef Władysław Reiss Najpiękniejsza ze wszystkich jest muzyka polska - 1984 Page 155 "Konstanty Gorski (1859 — 1924), z ziemi wileńskiej, skrzypek i kompozytor, uczeń Rimskiego-Korsakowa"
  • Р. М. Аладава, Константин Горский и его опера «Маргер» в контексте белорусской культуры, Минск 2005.
  • Т. Бахмет, Т. Гончаренко, Польские нотные издания XIX – нач. XX ст. из фонда редких изданий Харьковской городской специализированной музыкально – театральной библиотеки им. К. С. Станиславского, [w:] Charków i Polska: ludzie i zdarzenia, Charków 2006, s. 165–176.
  • Andrzej Chylewski, Przywracanie należnej pamięci. Konstanty Antoni Gorski (1859–1924), [w:] "IKS – Poznański Informator Kulturalny, Sportowy i Turystyczny", maj 2009, s. 54.
  • Konstanty Gorski, Utwory odnalezione, Zebrał i wstępem opatrzył Grzegorz Seroczyński, Charków 2010, ss. 248.
  • Konstanty Gorski (1859-1924). Międzynarodowa Konferencja Naukowa poświęcona 150. rocznicy urodzin Konstantego Gorskiego, Almanach Polski t. IV, Charków 2009, ss. 248.
  • Józef Kański, Wydobyte z mroku, [w:] "Ruch Muzyczny" nr 20 (rok LIV), 3 października 2010 r.
  • Grzegorz Seroczyński, Konstanty Antoni Gorski – artysta zapomniany, [w:] "Gazeta Festiwalowa" nr 1 (34), Białystok 2009.
  • Jerzy Szurbak, K.A. Gorski – „Zriaszcze mia biezgłasna...", [w:] "Gazeta Festiwalowa" nr 1 (34), Białystok 2009.
  • Татяна Вeркина, К 150-летию Константина Горского Lưu trữ 2018-01-07 tại Wayback Machine, [w:] „Акценти" червень 2009, s. 1-2.
  • Edward Wrocki, Konstanty Gorski. Życie i działalność 1859-1924, Warszawa 1924.
  • Z polskiej muzyki organowej XIX/XX w., red. Feliks Rączkowski i Jerzy Gołos, Polskie Wydawnictwo Muzyczne, Warszawa 1981.
  • Michał Żur, Irena Kozeniaszewa, Okres charkowski w życiu Konstantyna Gorskiego, [w:] Diaspora polska w Charkowie. Historia i współczesność, Charków 2004, s. 130-134.
  • Michał Żur, Irena Kozeniaszewa, Zapomniany kompozytor. Charkowski okres w życiu Konstantego Gorskiego, [w:] Znad Wilii, nr 3 (35), Wilno 2008, s. 115-117.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]