Air Koryo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Koryŏ Hanggong)
고려항공
Air Koryo
IATA
JS
ICAO
KOR
Tên hiệu
AIR KORYO
Lịch sử hoạt động
Thành lập1955
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Sunan
Thông tin chung
Số máy bay39 (1 chiếc đang đặt mua)
Điểm đến15 (1 chuyến đang lên kế hoạch)
Trụ sở chínhBình Nhưỡng,CHDCND Triều Tiên
Nhân vật
then chốt
Kang Ki-sŏp (Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng CHDCND Triều Tiên)
An P'yong-chil (director of the General Bureau of Civil Aviation)
Trang webwww.airkoryo.com.kp
Air Koryo
Chosŏn'gŭl
고려항공
Hancha
高麗航空
Romaja quốc ngữGoryeo Hanggong
McCune–ReischauerKoryŏ Hanggong
Hán-ViệtCao Ly Hàng không

Air Koryo (고려항공, 高麗航空, Cao Ly Hàng không), tên giao dịch tiếng Anh là Air Koryo Korean Airways, viết tắt là Air Koryo, (mã IATA = JS, mã ICAO = KOR) là hãng hàng không quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trụ sở ở Bình Nhưỡng. Hãng có căn cứ ở Sân bay quốc tế Sunan[1] và các văn phòng đại diện ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Ma Cao (Trung Quốc), Bangkok, Berlin, Moskva cùng các đại lý ở Hồng Kông, Singapore, Tokyo, Đài Bắc (Đài Loan), Khabarovsk, Vladivostok (Nga). Hãng có các tuyến bay quốc nội và quốc tế tới một số nước châu Á, châu Âuchâu Phi. Hãng này nằm trong Danh sách các hãng hàng không bị cấmLiên minh châu Âu năm 2006. Đây là hãng bay duy nhất trên thế giới được SkyTrax, tổ chức hàng đầu về đánh giá các công ty hàng không, xếp hạng một sao. Air Koryo hiện đứng chót bảng trong số các hãng bay toàn cầu. Tiêu chuẩn một sao được hiểu là dành cho các hãng hàng không chất lượng thấp, chưa đạt được mức tiêu chuẩn trung bình của ngành hàng không dân dụng thế giới.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Koryŏ Hangkong được thành lập năm 1954 với tên ban đầu là Chosonminhang (조선민항, 朝鮮民航, Triều Tiên Dân hàng) với tư cách là người kế tục của SOKAO - hãng hàng không liên doanh Liên Xô-CHDCND Triều Tiên thành lập năm 1950[1]. Hãng bắt đầu hoạt động từ ngày 21.9.1955 với các máy bay loại Lisunov Li-2, Antonov An-2Ilyushin Il-12. Thập niên 1960 hãng có thêm máy bay Ilyushin Il-14Ilyushin Il-18 tua-bin cánh quạt. Năm 1975 hãng có máy bay phản lực Tupolev Tu-154 để phục vụ tuyến Bình Nhưỡng - Đông Berlin - Praha - Moscow. Tuy nhiên Tu-154 không đủ tầm hoạt động xa, nên phải đáp xuống các sân bay trung chuyển ở IrkutskNovosibirsk (Nga). Cũng trong thời gian này hãng có thêm các máy bay Tu-134 và An-24 để phục vụ các tuyến bay quốc nội. Năm 1982, hãng có máy bay Ilyushin Il-62 đầu tiên, cho phép bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Moskva.

Kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sảnĐông Âu khiến cho số lớn các tuyến bay quốc tế của hãng phải cắt giảm. Năm 1993 CAAK đổi tên thành Air Koryo. Cùng năm hãng đặt mua 3 máy bay Ilyushin Il-76 để chở hàng hóa tới Trung Quốc và Nga. Mới dây hãng đã đặt mua 2 máy bay Tu-204 để thay đội máy bay quốc tế cũ và cũng bắt đầu hiện đại hóa đội máy bay quốc nội.

Các nơi đến[sửa | sửa mã nguồn]

(tháng 5/2008)

Các chuyến thuê bao[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Lịch trình bay các chuyến thuê bao của hãng vào năm 1999-2000, thì Koryŏ Hangkong có các nơi đến tương đối thường xuyên là Thâm Quyến (JS137/138), Ma Cao (JS187/188) và các chuyến thuê bao không thường xuyến tới Moskva (JS215/216)[3], Sofia (JS217/218), Zürich[4], Praha, Budapest, Amsterdam, Thành phố New York[5], Seoul (JS815/816 và 817/818), Busan, Yanyang (JS801/802) và vài thành phố của Nhật Bản, nhất là Nagoya (JS831/832).[cần dẫn nguồn]. Năm 2000, hãng có chuyến bay chở phái đoàn ngoại giao Bắc Triều Tiên tới Seoul để thương thuyết. Từ năm 2002 hãng cũng có các chuyến bay thuê bao tương đối thường xuyên tới Hàn Quốc

Các chuyến bay quốc nội[sửa | sửa mã nguồn]

Koryŏ Hangkong là hãng hàng không duy nhất của CHDCND Triều Tiên nên nó có trách nhiệm trong việc đưa các cán bộ Nhà nước tới những địa điểm trong quốc gia. Hãng cũng có các chuyến chở du khách nước ngoài từ Bình Nhưỡng tới các điểm du lịch như Samjiyongnúi Trường Bạch. Vì tình trạng thiếu nhiên liệu thường xuyên, nhiều tuyến bay quốc nội đã bị bãi bỏ.[cần dẫn nguồn]

Các chuyến bay liên Triều[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2003, hai miền Triều Tiên bắt đầu có những chuyến bay liên Triều thường xuyên. Chuyến bay liên triều đầu tiên của Koryŏ Hangkong do một chiếc Tupolev Tu-154 chuyên chở và hạ cánh tại sân bay quốc tế IncheonHán Thành. Tổng cộng Koryŏ Hangkong tổ chức chừng 40 chuyến bay từ miền Bắc đến Hán Thành, cùng với những chuyến bay khác đến Yangyang và Busan.[6] Các chuyến bay liên Triều từ sân bay Hàm Hưng đến sân bay quốc tế Yangyang ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2002.[7] Tuy nhiên vào năm 2008 sân bay tại Yangyang đã bị đóng cửa vì vậy các chuyến bay tới đây cũng bị hủy.

Đội máy bay[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay Ilyushin IL-62M (P-881) tại sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh
Một máy bay Tupolev TU-154B-2 ở Bình Nhưỡng

(tính đến tháng 2 năm 2011)[8]:

Máy bay chở khách
Máy bay Đang sử dụng Đang đặt mua Sức chứa Ghi chú
J Y Tổng
Antonov An-24 7 0 0 52 52 5 An-24RV và 2 An-24R
Ilyushin Il-18D 1 0 0 120 120 Sẽ nghỉ hưu vào năm 2011 - Tuy nhiên đến tháng 9 năm 2011 vẫn còn được dùng
Ilyushin Il-62M 4 0 16 164 180 Hai chiếc chỉ chuyên dùng chở khách VIP cho Nhà nước
Mil Mi-172 17 0 0 32 32
Tupolev Tu-134B-3 2 0 0 84 84
Tupolev Tu-154 4 0 16 136 152 3 Tu-154B và 1 Tu-154B-2 (2 chiếc đang cất kho)
Tupolev Tu-204-300 1 0 8 134 142 P-632
Tupolev Tu-204-100B 1 1 0 210 210 P-633
Máy bay chở hàng
Ilyushin Il-18V 1 0 34,5 tấn hàng
Ilyushin Il-76TD 3 0 44 tấn hàng
Mil Mi-17 n/a 0 Không rõ có bao nhiêu chiếc chỉ được dùng chở hàng
Tổng cộng 41 1

Tai nạn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 1.7.1981 = 1 máy bay Ilyushin 62M của CAAK (tiền thân của Air Koryo) từ Bình Nhưỡng tới Conakry (Guinea) đã bị tai nạn ở vùng núi Fouta Djall (Guinea). Tất cả 23 người trên máy bay bị thiệt mạng.
  • Ngày 15.8.2006 = 1 máy bay Tupolev 154B-2 của Air Koryo từ Bắc Kinh về Bình Nhưỡng, khi đáp xuống sân bay quốc tế Sunan đã bị trượt khỏi đường băng trong thời tiết xấu. May là không có ai bị thương tích.[9][10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Directory: World Airlines”. Flight International. ngày 27 tháng 3 năm 2007. tr. 59.
  2. ^ [1]
  3. ^ http://www.angelfire.com/pokemon2/aerokimchi/kt/p22.jpg
  4. ^ http://www.angelfire.com/pokemon2/aerokimchi/kt/p23.jpg
  5. ^ Customer reviews on Air Koryo
  6. ^ “air koryo | 2003 | 2045 | Flight Archive”. Flightglobal.com. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ “N. Korean plane to test-fly direct air route with South”. Asia Africa Intelligence Wire. ngày 20 tháng 7 năm 2002.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  9. ^ Country report - 15 tháng 8 2006 Tu 154 crash
  10. ^ Aviation Safety Database report - 15 tháng 8 2006 Tupolev 154 crash

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]