Bước tới nội dung

Lâm Tuyền (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lâm Tuyền
Thông tin nghệ sĩ
Sinh1922
Huế, Liên bang Đông Dương
Mất (75 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Thể loạiNhạc tiền chiến
Tình khúc 1954–1975
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Bài hát tiêu biểuTơ sầu
Tiếng thời gian
Hình ảnh một buổi chiều

Lâm Tuyền (1922 – 1997) là một nhạc sĩ nhạc tiền chiếntình khúc 1954-1975 trước năm 1975.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ tên thật của ông, nhưng ông sinh năm 1922 tại Huế, có anh trai là họa sĩ Ngọc Tùng.[1]

Ông đã viết nhạc từ khá sớm, từ khoảng thập niên 1950 của thế kỷ trước. Ông nổi tiếng với các ca khúc như: Tơ sầu, Hình ảnh một buổi chiều, Khúc nhạc ly hương, Nhắn người viễn xứ, khi ông đang còn ở tuổi đôi mươi. Ông đã vào Sài Gòn sinh sống từ năm 1954. Trong đó, ca khúc "Tiếng thời gian" được ca sĩ Mộc Lan hát nhiều nhất trong ban nhạc của Vũ Thành.[2]

Những năm 1960, ông bị căn bệnh đậu mùa và bị tàn phá diện mạo. Ông cũng kiếm sống bằng nghề dạy đàn, dạy hát, và trình diễn độc tấu guitar trước công chúng. Lớp nhạc của ông bao gồm rất nhiều học trò, bao gồm nhạc sĩ Bảo Thu,[3][4] Hà Phương,[5] Tùng Phương.[6]

Sau năm 1975, khi ông đang vượt biên đến Singapore thì ông bị chính quyền bắt và giam trong một thời gian, sau đó ông trở về Sài Gòn.[7]

Ông qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm trước khi ông qua đời, ông kiếm sống bằng nghề dạy nhạc cho đến khi ông phải ngồi xe lăn và bị mù.[8]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuyện tình cô hàng chè tươi (1962)
  • Khúc nhạc ly hương
  • Giấc mơ trên bậc thềm
  • Hình ảnh một buổi chiều (lời Dạ Chung và Thanh Châu)
  • Lặng lẽ (lời Dạ Chung)
  • Lạc Hồng phục hưng
  • Mưa sầu mùa đông (lời Thanh Nam)
  • Nghê thường dạ khúc
  • Nhạc xuân
  • Nhạc sĩ với chim xanh
  • Nhớ người viễn xứ (với Nguyễn Văn Đông) (1963)
  • Nhắn chim bạt gió
  • Nhớ người đêm đông (Ngọc Hương Giang) (1963)
  • Tơ sầu (lời Dạ Chung)
  • Tiêu khúc Tràng Giang (với Văn Tạo) (1952)
  • Trăng vàng
  • Trở về dĩ vãng
  • Tiếng thời gian (lời Dạ Chung)
  • Tiếng ru gió khuya
  • Xuân thanh bình (với Lệ Quyên) (1951)
  • Xuân tha hương (với Nguyễn Văn Đông) (1963)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lê Hồng Lâm (2020). Người Tình Không Chân Dung: Khảo cứu điện ảnh Sài Gòn 1954-1975. Nhà xuất bản Hội nhà văn. tr. 273–274.
  2. ^ Trường An Hồ (1993). Chân Trời Lam Ngọc Tập 1. Nhà xuất bản Minh Văn. tr. 56.
  3. ^ T. Hiệp (5 tháng 11 năm 2013). “Tác giả ca khúc "Giọng ca dĩ vãng" truyền nghề ảo thuật”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Châu Mỹ (20 tháng 3 năm 2015). “Vợ nhạc sĩ Bảo Thu hát mừng sinh nhật chồng”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Đông Kha (12 tháng 8 năm 2021). “Đôi nét về nhạc sĩ Hà Phương và những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng: Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ, Mùa Mưa Đi Qua, Em Về Miệt Thứ...”. Nhạc Xưa. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Hà Đình Nguyên (16 tháng 11 năm 2011). “Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 8: Từ "tiếng hát học trò" đến Giọng ca dĩ vãng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Trần Áng Sơn (2001). Những Trang Khép Mở. TP. HCM: Nhà xuất bản Trẻ. tr. 141–146.
  8. ^ Hồ Văn Xuân Nhi (2015). “Cuộc hội ngộ lịch sử tại Saigon Tết 1996 của hơn 60 Nhạc Sĩ sáng tác trước 1975”. Việt Tide. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi: 158–161.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]