Bước tới nội dung

Lê Huỳnh Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Huỳnh Đức
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Lê Huỳnh Đức
Ngày sinh 20 tháng 4, 1972 (52 tuổi)
Nơi sinh Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa
Chiều cao 1,78 m
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1995–2000 Công an Thành phố Hồ Chí Minh 86 (60)
2001Trùng Khánh Lực Phàm (mượn) 4 (4)
2002–2003 Ngân hàng Đông Á 10 (4)
2004–2007 SHB Đà Nẵng 26 (15)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1995–2004 Việt Nam 51 (27)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2008–2017 SHB Đà Nẵng
2018–2021 SHB Đà Nẵng
2022 Sài Gòn (Giám đốc kỹ thuật)
2023– Becamex Bình Dương
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 28 tháng 4 năm 2008
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 28 tháng 4 năm 2008

Lê Huỳnh Đức (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1972) là một huấn luyện viên kiêm diễn viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Hiện nay, ông đang dẫn dắt câu lạc bộ Becamex Bình Dương tại V.League 1.

Lê Huỳnh Đức được đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Ông đã 3 lần giành Quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 1995, 1997, 2002 và từng là Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam.

Chuyển sang công tác huấn luyện từ năm 2008, Huỳnh Đức đi vào lịch sử giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam khi trở thành huấn luyện viên trẻ nhất vô địch Quốc gia khi cùng SHB Đà Nẵng nâng cúp vào năm 2009 ở tuổi 37.

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Huỳnh Đức sinh ngày 20 tháng 4 năm 1972 tại Sài Gòn, ông là người gốc Huế. Thân phụ ông là Lê Văn Tâm, một cựu danh thủ bóng đá lừng danh tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Sự nghiệp bóng đá của Huỳnh Đức bắt đầu vào năm 1991 khi gia nhập Quân khu 7, sau đó chuyển sang Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ông sớm được đánh giá là một cầu thủ tài năng và trở thành tuyển thủ quốc gia Việt Nam. Ông là cầu thủ bóng đá đầu tiên của Việt Nam chơi bóng cho một câu lạc bộ nước ngoài, Lifan Trùng Khánh theo một hợp đồng cho mượn vào năm 2001.[1]

Phim đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam[4] 1993 1 0
1995 3 2
1996 5 7
1997 8 2
1998 5 2
1999 6 4
2000 6 3
2001 0 0
2002 8 7
2003 0 0
2004 9 0
Tổng cộng 51 27

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Lần ra sân Ngày Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả Giải đấu
1 2 4 tháng 1 năm 1995 Việt Nam  Estonia 1–0 1–0 Cúp Độc lập 1995
2 4 14 tháng 12 năm 1995 Thái Lan  Myanmar 1–0 2–1 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995
3 5 4 tháng 8 năm 1996 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Đài Bắc Trung Hoa 1–0 4–1 Vòng loại Asian Cup 1996
4 2–1
5 3–1
6 6 7 tháng 8 năm 1996  Guam 8–0 9–0
7 7 2 tháng 9 năm 1996 Sân vận động Jurong, Jurong, Singapore  Campuchia 2–0 3–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1996
8 8 5 tháng 9 năm 1996  Lào 1–1 1–1
9 9 7 tháng 9 năm 1996  Myanmar 2–0 4–1
10 10 25 tháng 5 năm 1997 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Trung Quốc 1–2 1–3 Vòng loại World Cup 1998
11 15 14 tháng 10 năm 1997 Sân vận động Senayan, Jakarta, Indonesia  Philippines 2–0 3–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1997
12 18 26 tháng 8 năm 1998 Sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội, Việt Nam  Lào 3–1 4–1 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1998
13 4–1
14 24 30 tháng 7 năm 1999 Khu liên hợp thể thao Berakas, Bandar Seri Begawan, Brunei  Lào 1–0 9–0 Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999
15 2–0
16 3–0
17 4–0
18 31 7 tháng 11 năm 2000 Sân vận động Tinsulanon, Songkhla, Thái Lan  Campuchia 1–0 6–0 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2000
19 5–0
20 32 11 tháng 11 năm 2000  Singapore 1–0 1–0
21 36 1 tháng 12 năm 2002 Sri Lanka  Sri Lanka 1–2 2–2 Giao hữu
22 37 15 tháng 12 năm 2002 Sân vận động Gelora Bung Karno, Jakarta, Indonesia  Campuchia 5–2 9–2 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2002
23 7–2
24 38 19 tháng 12 năm 2002  Philippines 2–0 (pen.) 4–1
25 4–1
26 39 21 tháng 12 năm 2002  Indonesia 2–1 2–2
27 40 23 tháng 12 năm 2002 Sân vận động Lebak Bulus, Jakarta, Indonesia  Myanmar 4–1 (pen.) 4–2

Thành tích quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu thủ giữ kỷ lục dự đủ 5 kỳ Tiger Cup liên tiếp (1996, 1998, 2000, 2002, 2004)[2]
  • Cầu thủ có số lần nhận giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam nhiều thứ hai (ba lần: 1995, 1997, 2002), ngang với Lê Công Vinh [5], và chỉ xếp sau Phạm Thành Lương (bốn lần). Cùng với ba lần giành danh hiệu Quả bóng bạc và hai lần giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch quốc gia, Lê Huỳnh Đức là cầu thủ giữ kỷ lục về số danh hiệu cá nhân ở Việt Nam.

Lê Huỳnh Đức hai lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.[2]

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc chọn Huỳnh Đức làm Đại sứ thiện chí tại Việt Nam vì tầm ảnh hưởng của anh đối với thanh thiếu nhi và xã hội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Các ngôi sao Đông Nam Á đi đá thuê ở nước ngoài – Kỳ 4: Huỳnh Đức-người tiên phong của VN”. VFF. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ a b c Lê Huỳnh Đức: Vinh quang pha nước mắt[liên kết hỏng]
  3. ^ Huỳnh Đức và cuộc sống mới... Lưu trữ 2006-05-13 tại Wayback Machine - www.tinthethao.com.vn 23/4/2006
  4. ^ “Huỳnh Đức Lê (Player)”. National Football Teams. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Gương mặt trẻ được lĩnh vực thể thao... Lưu trữ 2005-11-22 tại Wayback Machine - trang web Thể thao Việt Nam 28/04/2005

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]