Lê Tiến Phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Tiến Phương
Chức vụ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
(Xóa tư cách giai đoạn 2004-2011)
(Xóa tư cách nhiệm kỳ 2011-2016)
Nhiệm kỳ2 tháng 12 năm 2010 – 11 tháng 12 năm 2015
Tiền nhiệmHuỳnh Tấn Thành
Kế nhiệmNguyễn Ngọc Hai
Phó Chủ tịchNguyễn Thành Tâm (từ 12/2010)
Nguyễn Ngọc (6/2011-12/2015)
Nguyễn Ngọc Hai (6/2011-12/2015)
Huỳnh Thanh Cảnh (đến 12/2015)
Bí thưHuỳnh Văn Tí
Thông tin chung
Sinh1957
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Kinh tế
Cao cấp lí luận chính trị
Quê quánBình Thuận

Lê Tiến Phương (sinh năm 1957) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Lê Tiến Phương có trình độ chuyên môn Cử nhân Kinh tế (tốt nghiệp khóa 7, tại Đại học Kinh tế TPHCM), Cao cấp lí luận chính trị.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 12 năm 2010, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa VIII họp kỳ thứ 15 đã bầu bổ sung ông Lê Tiến Phương, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2004-2011, thay ông Huỳnh Tấn Thành đã nộp đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.[1][2]

Sáng ngày 11 tháng 12 năm 2015, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh đới với ông Lê Tiến Phương do ông có đơn xin thôi giữ chức để nghỉ hưu trước tuổi.[3]

Giai đoạn nghỉ hưu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26/4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thi hành kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận lý do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam.

  • Ông Lê Tiến Phương, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015); nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016) bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015; chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong việc ký các văn bản vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở,...[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Theo Tấn Hùng TTXVN, Tỉnh Bình Thuận có Chủ tịch mới, Tiền Phong, 02/12/2010 18:08, truy cập 4/12/2020.
  2. ^ B.T, Ông Lê Tiến Phương giữ chức Chủ tịch tỉnh Bình Thuận, Dân Việt, 03/12/2010 06:15 GMT+7, truy cập 25/11/2020.
  3. ^ Lê Long, Ông Nguyễn Ngọc Hai được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Công an TPHCM, Thứ Bảy, 12/12/2015 08:00, truy cập 25/11/2020.
  4. ^ “2 nguyên Ủy viên Trung ương và hàng loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận bị kỷ luật”. vietnamnet. 26 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022.