Lê Trí Viễn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lê Trí Viễn
SinhĐiện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
MấtThành phố Hồ Chí Minh
Nơi an nghỉNghĩa trang Thành phố (huyện Củ Chi)

Lê Trí Viễn (10 tháng 3 năm 19193 tháng 2 năm 2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị. Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước.[1][2] Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.[3]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

(....). Nhà nghèo, chỉ được học hết cao đẳng tiểu học. Bắt đầu gắn bó với sự nghiệp giáo dục từ 1939, dạy trường tiểu học Bảo An (Điện Bàn, Quảng Nam). Tự học và đỗ tú tài Triết học (1945). Suốt đời ông là một quá trình công phu tự học cần mẫn, nghiêm túc. Ông lần lượt giảng dạy trung học thời kháng chiến chống Pháp (ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi), đại học (từ 1958) và trên đại học (từ 1973).(....)[2]

Từ điển Văn học bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới. 2004. tr. 838–839.

Lê Trí Viễn tốt nghiệp trường sư phạm cấp 1 vào năm 1939 sau đó dạy tiểu học trong 5 năm. Năm 1945, ông thi đỗ tú tài triết học và chuyển sang dạy ở trường trung học phổ thông và chuyên khoa ở trường Khải Định (Huế).

Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp đồng thời giảng dạy tại trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh), rồi làm hiệu trưởng trường cấp 3 Lê Khiết (Quảng Ngãi). Từ năm 1963 đến 1978, ông làm chủ nhiệm khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1978, ông dạy tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1992.[1]

Cùng năm 1992, ông cùng nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn sáng lập ra Trường Phổ thông Cấp 2 Nguyễn Khuyến sau này trải qua nhiều đợt đổi tên trường đã chọn tên THCS – THPT Nguyễn Khuyến là một chỗ dựa vững chắc một trong những trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp và đại học cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lê Trí Viễn (1951). Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ. Nhà xuất bản Tinh Tiến, Liên khu V.
  • Lê Trí Viễn (1957). Thánh Gióng. Nhà xuất bản Giáo dục.[3]
  • Lê Trí Viễn (1961). Một số vấn đề Lịch sử Văn học Việt Nam. Trường ĐH Bắc Kinh.
  • Lê Trí Viễn (1982). Những bài giảng văn ở đại học. Nhà xuất bản Giáo dục.[3]
  • Lê Trí Viễn (1996). Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.[4]
  • Những bài giảng văn ở đại học – 2 tập, 1982 và 1988
  • Bình thơ xuân – 1986
  • Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh – 1986
  • Đến với thơ hay - 1997
  • Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng – 1981
  • Quy luật hiện đại hóa văn học Việt Nam – 1982
  • Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam – 1987
  • Lịch sử văn học Việt Nam, 4 tập – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, Lê Trí Viễn thư ký khoa học của công trình
  • Lê Trí Viễn toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. gồm 7 cuốn với gần 6.000 trang khổ lớn[5]

Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c . Đoàn Thị Thu Vân (5 tháng 2 năm 2012). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  2. ^ a b Trần Hữu Tá (ngày 23 tháng 4 năm 2007). “Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn: Một đời dạy văn, một đời viết văn”.
  3. ^ a b c VU GIA (ngày 3 tháng 2 năm 2012). “GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn: Một đời nặng chữ văn”.
  4. ^ Nguyễn Hưng Quốc (ngày 6 tháng 2 năm 2012). 2 tháng 6 năm 2012-138792764/917184.html “Nhớ thầy Lê Trí Viễn” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
  5. ^ “Danh nhân đất Quảng - Lê Trí Viễn”. 11 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ Hoài Nam (2 tháng 6 năm 2012). “Kính thầy yên nghỉ”.