Bước tới nội dung

Lưu huỳnh dichloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sulfur dichloride
Cấu trúc và kích cỡ của phân tử lưu huỳnh dichloride
Danh pháp IUPACSulfur dichloride
Sulfur(II) chloride
Dichlorosulfane
Tên khácSulphur chloride
Nhận dạng
Số CAS10545-99-0
PubChem25353
Số EINECS234-129-0
Số RTECSWS4500000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • ClSCl

InChI
đầy đủ
  • 1/Cl2S/c1-3-2
UNII8Q6684WQ9H
Thuộc tính
Công thức phân tửSCl2
Khối lượng mol102,9714 g/mol
Bề ngoàichất lỏng màu đỏ anh đào
Mùihăng
Khối lượng riêng1,621 g/cm³, lỏng
Điểm nóng chảy −121 °C (152 K; −186 °F)
Điểm sôi 59 °C (332 K; 138 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nướcthủy phân
MagSus-49,4·10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,557
Cấu trúc
Tọa độC2v
Hình dạng phân tửBent
Các nguy hiểm
Phân loại của EUĂn mòn C (C)
Kích ứng Xi (Xi)
Nguy hiểm cho môi trường N (N)
NFPA 704

1
3
1
 
Chỉ dẫn RR14, R34, R37, R50
Chỉ dẫn S(S1/2), S26, S45, S61
Các hợp chất liên quan
Nhóm chức liên quanDisulfur dichloride
Thionyl chloride
Sulfuryl chloride
Hợp chất liên quanLưu huỳnh difluoride
Lưu huỳnh tetrafluoride
Lưu huỳnh hexafluoride
Disulfur dibromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lưu huỳnh dichloride là một hợp chất với công thức hóa học SCl2. Chất lỏng màu đỏ anh đào này là hợp chất chloride đơn giản nhất của lưu huỳnh và là một trong những chất chloride phổ biến nhất của lưu huỳnh. Nó được sử dụng làm tiền chất cho các hợp chất hữu cơ lưu huỳnh.[1]

Chlor hóa lưu huỳnh

[sửa | sửa mã nguồn]

SCl2 được tạo ra bằng việc chlor hóa của một trong hai chất: lưu huỳnh nguyên tố hoặc disulfur dichloride.[2] Quá trình xảy ra trong một loạt các bước, một số trong đó là:

S8 + 4Cl2 → 4S2Cl2; ΔH = −58.2 kJ/mol
S2Cl2 + Cl2 ↔ 2SCl2; ΔH = −40.6 kJ/mol

Quá trình thêm Cl2 vào S2Cl2 đã được đề xuất là tiến hành thông qua một trung gian hóa trị hỗn hợp Cl3S-SCl. SCl2 trải qua sự chlor hóa hơn nữa để cho ra SCl4, nhưng chất này không ổn định ở nhiệt độ phòng. Có khả năng là một số hợp chất SxCl2 tồn tại với x > 2.

Disulfur dichloride, S2Cl2, là tạp chất phổ biến nhất trong SCl2. Việc tách SCl2 ra khỏi S2Cl2 có thể thông qua chưng cất với PCl3 để tạo thành một hỗn hợp đẳng phí với độ tinh khiết 99%, tuy nhiên lưu huỳnh dichloride dần dần mất chlor ở nhiệt độ phòng và quay trở lại thành disulfur dichloride. Các mẫu tinh khiết có thể được lưu trữ trong các bình thủy tinh kín và tạo ra một sự gia tăng áp suất của chlor, ngăn chặn sự phân hủy này.

Ứng dụng của SCl2 trong tổng hợp hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

SCl2 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ. Nó được cộng vào alken để tạo ra các thioether có chlor thay thế. Ứng dụng minh họa là việc thêm nó vào 1,5-cyclooctadien để tạo ra một thioether hai vòng[3] và vào etylen để tạo thành lưu huỳnh mù tạt S(CH2CH2Cl)2.[4]

SCl2 cũng là tiền chất của một số hợp chất lưu huỳnh vô cơ. Phản ứng với muối fluoride cho SF4 thông qua sự phân hủy của trung gian lưu huỳnh difluoride. Với H2S, SCl2 phản ứng để tạo thành các sunfan "thấp hơn", như S3H2.

Phản ứng với amonia tạo ra sulfur nitride liên quan đến S4N4. Phản ứng của SCl2 với các amin bậc nhất tạo ra lưu huỳnh đimit. Một ví dụ là di-t-butylsulfurdiimide.[5]

SCl2 thủy phân và giải phóng HCl. Các mẫu để lâu sẽ chứa Cl2.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Schmidt, M.; Siebert, W. "Sulphur" Comprehensive Inorganic Chemistry Vol. 2, ed. A.F. Trotman-Dickenson. 1973.
  2. ^ F. Fehér "Dichloromonosulfane" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 370.
  3. ^ Bishop, Roger (1992). “9-Thiabicyclo[3.3.1]nonane-2,6-dione”. Organic Syntheses. 70: 120.; Collective Volume, 9, tr. 692
  4. ^ R. J. Cremlyn "An Introduction to Organosulfur Chemistry" John Wiley and Sons: Chichester (1996). ISBN 0-471-95512-4.
  5. ^ Kresze, G.; Wucherpfennig, W., "Organic synthesis with imides of sulfur dioxide", Angew. Chem. Int. Ed. Engl. 1967, volume 6, 149-167. doi:10.1002/anie.196701491