Bước tới nội dung

Lễ Thân vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện

Hòa Thạc Lễ Thân vương (chữ Hán:和碩禮親王, tiếng Mãn: ᡥᠣᡧᠣᡳ
ᡩᠣᡵᠣᠩᡤᠣ
ᠴᡳᠨ ᠸᠠᠩ
, Möllendorff: Hošoi doronggo cin wang, Abkai: Hoxoi doronggo qin wang) là tước vị Thân vương thế tập truyền đời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Do được ban ân con cháu tập tước không bị giáng vị, Lễ Thân vương trở thành một trong Thiết mạo tử vương.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy tổ của Lễ vương phủ là Đại Thiện - con trai thứ hai của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sinh mẫu là Nguyên phi Đông Giai thị. Thái Tổ tứ hào "Cổ Anh Ba Đồ Lỗ" (古英巴圖魯). Sau khi Hậu Kim thành lập, Đại Thiện với thân phận Hòa Thạc Bối lặc tham gia chính sự.

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Thanh Thái Tông kế vị, Đại Thiện được phong làm "Hòa Thạc Lễ huynh Thân vương" (和硕兄礼亲王). Phong hiệu "Lễ" (tiếng Mãn: ᡩᠣᡵᠣᠩᡤᠣ, Möllendorff: doronggo, Abkai: doronggo) phiên âm ra tiếng Hán là "đa long ô", nghĩa là hữu lễ, đoan trang.

Đại Thiện có tất cả tám con trai, trong đó:

Còn lại chính là thất tử Mãn Đạt Hải kế thừa đại tông, cải hào thành Tốn Thân vương (巽親王). Nhưng đến những năm Thuận Trị thì một chi Tốn Thân vương bị hàng tập, đại tông do một chi Khang Quận vương kế thừa, cải thành Khang Thân vương (康親王). Đến năm Càn Long thứ 43 (1778) phục hào Lễ Thân vương.

Chân dung Đại Thiện lúc còn trẻ

Kỳ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm Minh Vạn Lịch thứ 37 (1609), Đại Thiện đã nắm giữ Hồng kỳ. Đến năm thứ 43 (1615) thì tách Hồng kỳ làm Chính Hồng kỳTương Hồng kỳ, trong đó Tương Hồng kỳ được giao cho trưởng tử Nhạc Thác và thứ tử Thạc Thác cùng nhau nắm giữ. Vì vậy, Lưỡng Hồng kỳ đều thuộc về một chi Lễ vương phủ. Tình huống này mãi đến những năm cuối Khang Hi, có Hoàng tử được phân phong vào Hồng kỳ mới có sự thay đổi. Vì vậy, ngoại trừ một chi Khắc Cần Quận vương thuộc Tương Hồng kỳ, còn lại kỳ tịch của hậu duệ Lễ vương phủ đều thuộc Chính Hồng kỳ đệ tứ tộc.

Địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ Thân vương là Kỳ chủ vương của Chính Hồng kỳ, nắm giữ Kỳ quyền tương đối mạnh mẽ. Mặt khác, vì Thái Tổ trưởng tử Chử Anh thất thế, nên trên thực tế một chi Lễ Thân vương được xem như "Chi trưởng" của Thái Tổ. Vì vậy, địa vị của Lễ vương phủ luôn rất cao, được xem như đứng đầu trong chư Vương Tông thất. Bất luận là thời kỳ nào, Lễ vương phủ đều được chư Vương tôn lên hàng đầu.

Một mạch Lễ vương phủ chủ yếu nổi danh vào thời Thanh sơ như Khang Lương Thân vương Kiệt Thư nổi danh là một chiến tướng của nhà Thanh. Hậu duệ sau này có một vài người tương đối nổi danh như Lễ vương đời thứ 9 Chiêu Liên, mặc dù từng bị đoạt tước nhưng lại là người giàu học thức, là người soạn ra "Khiếu đình tạp lục" - một bộ bút ký cực kỳ có giá trị của nhà Thanh. Lại có Thanh mạt Lễ Thân vương Thế Đạc, người đứng đầu Quân cơ Đại thần, trải qua suốt những năm vãn Thanh, lại trải qua ba năm Dân Quốc trước khi mất.

Phủ đệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì xuất hiện trường hợp dị tông[1] thừa kế đại tông, mà một mạch Lễ vương có hai tòa phủ đệ, tức Tốn vương phủ và Khang vương phủ. Tốn vương phủ sau này đổi thành Định vương phủ, nguyên do không nhắc đến. Khang vương phủ nằm ở tây Hoàng thành, phía Tây của phố Nam, đầu hẻm Đại Tương Phòng (大酱房), là tòa trạch cũ của Chu Khuê (周奎), ngoại thích của Sùng Trinh Đế. Trong phủ có cửa chính (5 gian), chính điện (7 gian), phối lầu hai phía Đông Tây (7 gian), hậu điện, thần điện, hậu tráo lâu. Trong các Vương phủ thời Thanh, Lễ vương phủ có hậu điện độc lập, là trường hợp tương đối đặc thù.

Viên tẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ vương phần tổng cộng có 3 khu vực, phân biệt là Môn Đầu Thôn (门头村) thuộc Hương Sơn Môn (香山门) (vào thời Thanh sơ), Kim Đỉnh Sơn (金顶山) thuộc Thạch Cảnh Sơn (thời Thanh trung kỳ), và Phúc Thọ Lĩnh thuộc Thạch Cảnh Sơn (thời Thanh mạt).

Viên tẩm ở Môn Đầu Thôn bị trộm phá vào năm 1937, sau đó cây cối cũng lần lượt bị bán đi, kiến trúc phía trên chỉ còn lại Khang Lương Thân vương bia. Viên tẩm ở Kim Đỉnh Sơn cũng bị trộm tàn phá vào những năm 1930, không còn di tích. Cây cối ở viên tẩm Phúc Thọ Lĩnh cũng lần lượt bị đem bán, năm 1953 hậu duệ Lễ vương phủ khởi linh, nay cũng không còn di tích.

Thời Thanh mạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ Thân vương Thành Hậu vốn tập tước sau khi nhà Thanh đã diệt. Ông là một "Nhà sinh vật học", luôn thích nghiên cứu nhím và rắn, bị nhiều người gọi là "Phong Vương gia" (疯王爷, tức Vương gia bị điên). Ông mất vào năm Dân Quốc thứ 6 (1917), nhưng không có con trai, tước vị do em trai là Thành Khôn thừa tập. Sau khi Thành Khôn tập tước, ông đem Vương phủ cho Hoa Bắc học viện thuê. Ông qua đời năm 29 tuổi, con trai là Tuấn Minh tập tước. Hiện nay hậu duệ của Tuấn Minh đang ở Bắc Kinh.

Mặt khác, chi bên của Lễ vương có một người là Kim Trọng Nhân (金仲仁), danh Xuân Nguyên (春元) - hậu duệ của Phụ quốc Tướng quân Trát Nhĩ Đồ (扎爾圖), thuộc bối tự "Tái", là một người nổi danh trong giới kinh kịch vào thời mạt Thanh.

Bác bỏ tin đồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, ở Đài Loan xuất hiện một người là Kim Dục Vân (金毓鋆), một số tổ chức và hậu duệ nhà Thanh nói rằng ông là hậu duệ của Lễ Thân vương Thành Hậu. Tuy nhiên trên thực tế, căn cứ vào "Ái Tân Giác La Tông phổ", Thành Hậu vô tự, quá kế cháu trai Tuấn Minh để thừa tự. Em trai là Thành Khôn có ba người con trai là Tuấn Giai (濬楷), Tuấn Minh (濬铭) và Tuấn Viên (濬垣). Tuấn Giai là người lớn tuổi nhất, sinh vào năm Dân Quốc thứ 7 (1918), so với Dục Vân còn nhỏ hơn 11 tuổi. Hơn nữa Thành Hậu vốn thuộc bối tự "Dục", con cháu của ông không thể loại sử dụng bối tử "Dục" nữa. Vậy nên vị Kim Dục Vân này không thể là hậu duệ của Thành Hậu.

Lễ Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện (代善)
    1583 - 1636 - 1648
  2. Tốn Giản Thân vương (Bối lặc) Mãn Đạt Hải (滿達海)
    1622 - 1649 - 1652
  3. Dĩ cách Tốn Thân vương (Hoài Mẫn Bối lặc) Thường A Đại (常阿岱)
    1643 - 1652 - 1659 - 1665
  4. Khang Lương Thân vương Kiệt Thư (傑書)
    1645 - 1659 - 1697
  5. Khang Điệu Thân vương Xuân Thái (椿泰)
    1683 - 1697 - 1709
  6. Khang Tu Thân vương Sùng An (崇安)
    1705 - 1709 - 1733
  7. Khang Giản Thân vương Ba Nhĩ Đồ (巴爾圖)
    1674 - 1734 - 1753
  8. Lễ Cung Thân vương Vĩnh Ân (永恩)
    1727 - 1753 - 1805
  9. Dĩ cách Lễ Thân vương Chiêu Liên (昭梿)
    1776 - 1805 - 1816 - 1829
  10. Lễ An Thân vương Lân Chỉ (麟趾)
    1756 - 1817 - 1821
  11. Lễ Thận Thân vương Toàn Linh (全龄)
    1817 - 1821 - 1850
  12. Lễ Khác Thân vương Thế Đạc (世铎)
    1843 - 1850 - 1914
  13. Lễ Đôn Thân vương Thành Hậu (誠厚)
    1864 - 1914 - 1917
  14. Lễ Thân vương Thành Khôn (誠堃)
    1886 - 1917 - 1929
  15. Lễ Thân vương Tuấn Minh (濬銘)
    1918 - 1929 - 1951

Phả hệ Lễ Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]
 
 
quá kế
Lễ Liệt Thân vương
Đại Thiện
1583 - 1636 - 1648
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tốn Giản Thân vương
Mãn Đạt Hải
1622 - 1649 - 1652
Huệ Thuận Thân vương
Hỗ Tắc (祜塞)
1622 - 1645 - 1646
 
 
 
 
Dĩ cách Tốn Thân vương
Thường A Đại
1643 - 1652 - 1659 - 1665
Khang Lương Thân vương
Kiệt Thư
1645 - 1649 - 1659 - 1697
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Khang Giản Thân vương
Ba Nhĩ Đồ
1674 - 1734 - 1753
Khang Điệu Thân vương
Xuân Thái
1683 - 1697 - 1709
 
 
Khang Tu Thân vương
Sùng An
1705 - 1709 - 1733
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Cung Thân vương
Vĩnh Ân
1727 - 1753 - 1805
Truy phong Lễ Thân vương
Vĩnh Huệ
1729 - 1799
 
 
 
 
Dĩ cách Lễ Thân vương
Chiêu Liên
1776 - 1805 - 1816 - 1833
Lễ An Thân vương
Lân Chỉ
1756 - 1817 - 1821
 
 
Truy phong Lễ Thân vương
Tích Xuân (锡春)
1776 - 1817
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Thận Thân vương
Toàn Linh
1817 - 1821 - 1850
Toàn Xương (全昌)
1818 - 1871
 
 
 
 
Lễ Khác Thân vương
Thế Đạc
1843 - 1850 - 1914
Dụ Định (裕定)
1838 - 1891
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Đôn Thân vương
Thành Hậu
1864 - 1914 - 1917
Lễ Thân vương
Thành Khôn
1886 - 1917 - 1929
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Thân vương
Tuấn Minh (濬銘)
1918 - 1929 - 1945 - 1951

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Một chi Khang quận vương đã được ban thưởng tước vị, tách thành một chi riêng, trở về kế thừa Đại tông nên gọi là dị tông

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Trung Hoa thư cục. “Thanh thực lục”.
  • Mãn văn lão đương. 中国第一历史档案馆 译. Trung Hoa thư cục. 1980. ISBN 9787101005875.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • Lý Trị Đình, 李治亭 (1997). Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư. Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Đầu Điều Hào (头条号), Quất Huyền Nhã (橘玄雅). “Thanh Tông thất hệ liệt · Hòa Thạc Lễ Thân vương”.
  • “Ái Tân Giác La Tông phổ - Đại Thiện chi hệ”.
  • Đỗ Gia Ký (2008). Luận bàn về Bát kỳ và Chính trị nhà Thanh. Nhà xuất bản Nhân dân. ISBN 9787010067537.
  • Lynn A. Struve (1998). Voices from the Ming-Qing Cataclysm: China in Tigers' Jaws. Yale University Press. ISBN 0-300-07553-7.
  • Hummel, Arthur W (1943). Eminent Chinese of the Ch'ing Period. Washington, DC: U.S. Government Printing Office. ISBN 978-1-906876-06-7.