Bước tới nội dung

Lễ hội Gội đầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lễ hội gội đầu hay lễ hội Lúng ta là một lễ hội của đồng bào Thái trắng. Đánh dấu thời điểm qua năm, rũ bỏ cái cũ, đón nhận cái mới.

Thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ gội đầu được tiến hành từ trưa ngày cuối cùng trong năm, người Thái đánh dấu ngày đó lại có lễ gội đầu

Chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đó hàng tuần đã vo gạo nếp lấy nước. Nước gạo được đổ vào cất nồi cất giữ cả tuần hoặc lâu hơn, để càng chua càng tốt. Đó là nước gội dành cho đàn bà con gái. Nước tắm thường là nước thơm của cây mùi già. Còn đàn ông nước gội là bồ kết. Người ta nướng bồ kết rồi bẻ ra ngâm vào nước đun sôi, mọi người đều mặc áo váy đẹp. Phụ nữ trong mặc cóm khẩu, áo ngắn trong là khẩu nọi ngoài còn khoác Slửa luông (một loại áo dài của người Thái) vải đen, từ hai vai có hai dải màu buông xuống trước ngực trông rất điệu đà. Ngày nay slửa luông cũng có người may cải tiến thắt đáy ở eo lưng, không thẳng vạt như các áo cổ xưa. Đàn ông thì mặc giản dị hơn, áo mới vải đen, nút vải, đầu quấn khăn màu tối.

Thầy mo chuẩn bị, bao kiếm của tổ tiên, vai vác cây súng kíp, thông seng ở thắt lưng (thông seng là cái túi nhỏ có trang trí hoa văn bằng chỉ ngũ sắc) trong đựng của quý như tiền vàng bạc. Thông seng được coi như túi ngọc quý đeo bên người, là vật đạn bắn không thủng.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Người đứng đầu bản hoặc Ông thầy mo đi đầu dẫn đoàn, trống hai người khiêng. Trống đánh nhịp ba và đệm một nhịp chiêng. Đoàn người làm lễ gội đầu lặng lẽ theo hàng một đi ra bờ sông như một đám rước. Họ vác theo bắng nước gội, tay cầm một cành lá xanh là dùng trong nghi thức lễ gội đầu.

Đến bờ sông, đàn ông và các bé trai đi ngược lên phía thượng nguồn chừng dăm chục mét. Đàn bà và các bé gái ở phía dưới dòng. Lúc này, người chủ lễ mới hát lên lời khấn thần linh, đại ý như sau:

Năm hết tết đến, tết đến tiễn cái cũ đi, cái tốt thì ta mang về
Cầu cho năm mới làm ăn phát đạt
Cái xấu cái cũ hãy đi xa, đi xa mãi, đừng bao giờ quay về nữa
Cái mới cho mọi người thêm nhiều may mắn...

Sau lời hát tiễn đưa, chủ lễ giương súng chĩa lên trời nổ phát đạn làm hiệu lệnh.

Bắt đầu việc gội đầu. Phụ nữ cởi áo yếm, từ từ bước xuống dòng sông. Nước ngập đến đâu thì váy vén đến đó. Họ từ từ cúi đầu xỏa tóc xuống dòng sông, tay cầm cành lá xanh nhúng xuống nước rồi đập nhẹ lên mái tóc nhiều lần cho ướt đẫm. Tất cả những gì không may mắn trong năm qua giờ đây không còn là nỗi bận lòng, nó sẽ được xua đi hết. Những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ được xối từ từ, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi.

Việc sau cùng diễn ra bên dòng sông là giặt rũ tất cả quần áo váy cho sach sẽ trước khi ra về để hoàn tất lễ gội đầu tất niên.

Sự mai một của lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày hội gội đầu tất niên ngày nay, là để làm cho có lý. Sông nguồn bẩn, do các tác hại của môi trường và phát triển kinh tế. Các hoạt động đãi vàng giữa lòng sục bùn đất lên ngầu mùi phù sa. Người Thái trắng đun nước gội đầu ở nhà.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]