Lục nhập
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Bản chuyển ngữ của lục nhập | |
---|---|
Tiếng Anh | six sense bases, six sense spheres |
Tiếng Phạn | ṣaḍāyatana |
Tiếng Pali | saḷāyatana |
Tiếng Trung Quốc | 六入, 六処 (liùrù) |
Tiếng Nhật | 六入, 六処 (rōmaji: rokunyū, rokusho) |
Tiếng Hàn | 육입, 육처 (Romaja quốc ngữ: yuk-yip, yuk-tcher) |
Tiếng Tạng tiêu chuẩn | skye.mched |
Tiếng Thái | อายตนะ (RTGS: ayatana) |
Tiếng Việt | lục nhập |
Thuật ngữ Phật Giáo |
|
Trong Phật giáo, lục nhập (tiếng Pāli: Saḷāyatana) hay còn được gọi là sáu nội ngoại xứ là một thuật ngữ chỉ cho sáu cặp cơ quan-đối tượng của các giác quan và là liên kết thứ 5 trong chuỗi 12 nhân duyên. Trong đó, từ āyatana được dịch là vị trí của giác quan, môi trường của giác quan, hay phạm vi của giác quan.[1] Lục nhập có tất cả:
- Sáu nội xứ (Pali: ajjhattikāni āyatanāni), còn được gọi là các căn, nguồn gốc[2] các cơ quan, bộ phận, các cánh cổng, các cánh cửa, các sức mạnh.
- Sáu ngoại xứ (Pali: bāhirāni āyatanāni), còn được gọi là các trần, vishaya[3] hay các đối tượng của giác quan.
Sáu cặp nội-ngoại xứ bao gồm:[Ghi chú 1]
Lục nhập | |
---|---|
Sáu căn
(sáu nội xứ) |
Sáu trần
(sáu ngoại xứ) |
1. Mắt (nhãn xứ) | Sắc (sắc xứ)[4] |
2. Tai (nhĩ xứ) | Âm thanh (thanh xứ) |
3. Mũi (tỷ xứ) | Hương (hương xứ) |
4. Lưỡi (thiệt xứ) | Vị (vị xứ) |
5. Thân (thân xứ) | Xúc, chạm (xúc xứ) |
6. Ý (ý xứ)[5] | Pháp (pháp xứ)[6] |
Các nhận thức luận của Phật giáo và các tôn giáo khác tại Ấn Độ[7][8] cho rằng có "sáu giác quan" thay vì là năm như của các nước phương Tây. Theo đạo Phật, "ý" đại diện cho một căn, là cái tương tác với các đối tượng của giác quan - bao gồm: xúc, thọ, tưởng và hành.[5][9]
Trong tạng kinh tiếng Pali
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Tứ Diệu Đế, Đức Phật xác định rằng nguồn gốc của khổ đau (Pali, Phạn: dukka) là ái (Pali: taṇhā, Phạn: tṛṣṇā). Trong chuỗi 12 Nhân Duyên, Đức Phật xác định rằng ái được sinh ra từ thọ mà thọ được sinh ra từ xúc của lục nhập (xem hình 2 bên dưới). Vậy nên, để vượt qua ái và những kết quả đau khổ, người đó nên phát triển sự kiểm soát, sự kiềm chế và sự hiểu biết tường tận về lục nhập.[10]
Các ngữ cảnh của lục nhập
[sửa | sửa mã nguồn]Hình 1: Kinh Sáu Sáu trong Kinh điển Pali: | |||||||||||||||
lục nhập | → |
thọ |
→ |
ái |
|||||||||||
sáu "nội" xứ |
<–> | sáu "ngoại" xứ |
|||||||||||||
↓ | ↓ | ||||||||||||||
↓ | xúc | ||||||||||||||
↓ | ↑ | ||||||||||||||
thức |
|||||||||||||||
| |||||||||||||||
Nguồn: MN 148 (Thanissaro, 1998) Chi tiết bản mẫu này |
↑ 12 Nhân Duyên ↓ |
Vô minh | |||||||
Hành | ||||||||
Thức | ||||||||
Danh sắc | ||||||||
Lục nhập | ||||||||
↓ | ||||||||
Xúc | ||||||||
↓ | ||||||||
Thọ | ||||||||
↓ | ||||||||
Khổ | ← | Ái | Diệt đế | Bát Chánh Đạo | ||||
← Tứ Diệu Đế → | ||||||||
Thủ | ||||||||
Hữu | ||||||||
Sinh | ||||||||
Già & Chết | ||||||||
Hình 2: Sự tương giao giữa 12 nhân duyên và Tứ Diệu Đế: Phương cách mà lục nhập dẫn đến sự đau khổ.[11] |
Xuyên suốt trong tạng kinh tiếng Pali, sáu nội ngoại xứ được nói đến trong hàng trăm bài kinh.[12] Trong những bài kinh khác nhau đó, sáu nội ngoại xứ được xem xét theo những cách khác nhau, bao gồm:
- Bài kinh Sáu sáu (Pali: chakka):
Lục nhập bao gồm 2 nhóm Sáu: sáu căn (hay sáu nội xứ) và sáu trần (hay sáu ngoại xứ). Dựa trên sáu cặp cơ quan-đối tượng này, các tâm sở nảy sinh. Vậy nên, ví dụ như, khi tai và âm thanh hiện hữu, thức (Pali: viññāṇa) của tai nảy sinh. Sự nảy sinh của cả 3 yếu tố đó (dhātu) - tai, âm thanh, thức của tai - dẫn đến cái mà được gọi là "xúc" (phassa) và cũng là cái khiến cho lạc, bất lạc, bất khổ bất lạc "thọ" (vedanā) sinh khởi. Từ "thọ" mà "ái" (taṇhā) sinh khởi (xem hình 1). Trong danh sách liệt kê tìm thấy được, ví dụ như, trong Kinh Sáu sáu (Chachakka Sutta, MN 148), trong đó sáu cái sáu (6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức thân, 6 xúc thân, 6 thọ thân, 6 ái thân) được xem xét kĩ và đều có tính vô ngã.[13] - Bài kinh "Tất cả" (Pali: sabba):
Trong tựa bài kinh "Tất cả" (SN 35.23), Đức Phật đã nói rằng không có cái gọi là 'tất cả' ngoài lục nhập.[14] Trong bản kinh được hệ thống hóa tiếp theo (SN 35.24), Đức Phật giải thích tỉ mỉ rằng 'tất cả' bao gồm năm cái đầu của sáu cái sáu đã đề cập trước đó (6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức thân, 6 xúc thân và 6 thọ thân).[15] Những trích dẫn đến "tất cả" có thể được tìm thấy ở những bản kinh nhỏ hơn.[16] Thêm vào đó, A-tì-đạt-ma và văn học Pali thời sau đã khái niệm hóa hơn nữa về lục nhập như là một cách để phân loại tất cả nhân tố của sự tồn tại.[17] - 12 nhân duyên (Pali, Phạn: nidāna):
Như được mô tả trong phần "Những khái niệm liên quan trong Phật giáo" bên dưới và được minh họa trong hình 2, Lục Nhập là một liên kiết chủ chốt trong vòng tái sinh vô tận được biết đến như là 12 nhân duyên và được nhắc tới trong bánh xe của sự tồn tại (Skt.: bhavacakra).[18]
"Bốc cháy cùng với tham, sân, si"
[sửa | sửa mã nguồn]Trong kinh "những con rắn độc" (Asivisa Sutta, SN 35.197), Đức Phật liên kết 6 nội xứ (lục căn) là "ngôi làng trống" và 6 ngoại xứ (lục trần) là "những tên cướp trong làng". Việc sử dụng phép ẩn dụ này, Đức Phật đã nhân hóa các lục căn "trống"[19] như là bị tấn công bởi các lục trần "đáng ưa thích và không đáng ưa thích".[20]
Một nơi khác trong cùng bộ kinh (SN 35.191), đệ tử thanh văn bậc nhất của Đức Phật - Xá Lợi Phất đã chỉ rõ rằng sự đau khổ thực tế liên quan đến 6 căn và 6 trần không phải là thành phần vốn có của 6 căn trần đó mà là do "kiết sử" (ở đây được xác định là "tham đắm") là cái sinh ra khi có tương tác giữa một căn và một trần.[21]
Trong kinh "bài giảng về lửa" (Adittapariyaya Sutta, SN 35.28), được thuyết một vài tháng sau khi Đức Phật giác ngộ, Đức Phật mô tả tất cả các xứ và các quá trình tâm thức liên quan như sau:
"Này các tỷ-kheo, tất cả đang bốc cháy. Tất cả đang bốc cháy là gì? Mắt là đang bốc cháy. Sắc là đang bốc cháy. Thức tại mắt là đang bốc cháy. Xúc tại mắt là đang bốc cháy. Và bất kể cái gì sinh ra theo duyên của Xúc tại mắt - được cảm thọ như là lạc, khổ hoặc bất khổ bất lạc - cũng đang bốc cháy. Bốc cháy với điều gì? Bốc cháy với ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa si. Bốc cháy, ta nói cho các ngài, với sanh, già và chết, với sầu, bi, khổ, ưu và não"[22]
Dập tắt ngọn lửa khổ
[sửa | sửa mã nguồn]Đức Phật đã dạy rằng, để có thể thoát khỏi những nguy hiểm từ Lục nhập, người đó cần phải nắm bắt rõ 6 nội-ngoại xứ mà không có sự ô uế. Trong "Đoạn diệt những kiết sử" (SN 35.54), Đức Phật đã nêu ra rằng người nào đoạn diệt các kiết sử "khi người đó biết và thấy... là vô thường" (tiếng Pali: anicca) 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc và 6 thọ.[23] Một cách tương tự, trong "Nhổ gốc các kiết sử" (SN 35.55), Đức Phật nói rằng người nào nhổ tận gốc các kiết sử "khi người đó biết và thấy... là vô ngã" (anatta) năm cái 6 đã đề cập ở trên.[24]
Để thúc đẩy cách nhận biết, nhìn thấy sâu sắc và sự giải thoát khỏi khổ đau, trong Kinh Niệm xứ (Satipatthana Sutta) (MN 10) Đức Phật đã hướng dẫn các Tỷ-Kheo cách thiền trên các nội-ngoại xứ và phát triển của kiết sử như sau:
"Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp...
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp... không chấp trước một vật gì trên đời."[25]
Trong văn bản Pali thời sau
[sửa | sửa mã nguồn]Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), các luận giải Pali[26] và những luận giải nhỏ khác đã đóng góp cho kiến thức truyền thống về sáu nội ngoại xứ.
Hiểu về lục căn
[sửa | sửa mã nguồn]Khi Đức Phật nói về việc "hiểu rõ" mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, đó có nghĩa là gì?
Dựa theo sổ tay thiền định trong tiếng Sinhala vào thế kỉ tứ I sau công nguyên, Vimuttimagga, các căn có thể hiểu là đối tượng được cảm nhận, thức được phát sanh, cơ quan cảm thụ, và nguyên tố chính hoặc thứ yếu liên quan mà nó hiện hữu "hơn các yếu tố còn lại"[27]. Những đặc điểm trên được tổng hợp ở bảng bên dưới.
Căn | Trần | Thức | Cơ quan cảm thụ (mô tả các căn) | Yếu tố chính |
---|---|---|---|---|
Mắt | Sắc | Nhãn thức | "...ba cái vòng tròn nhỏ bao quanh con ngươi, và màu trắng và đen của cầu mắt bao gồm năm lớp thịt, máu, gió, dịch nhầy và huyết thanh, có kích cỡ bằng nửa hạt cây anh túc, giống như đầu của con rận..." | Đất |
Tai | Thanh | Nhĩ thức | "...bên trong hai lỗ tai, được viền bởi lông vàng nâu, phụ thuộc vào màng nhĩ, giống như là gốc của đậu xanh..." | Âm thanh |
Mũi | Hương | Tỷ thức | "...bên trong lỗ mũi, nơi mà ba thứ gặp nhau, phụ thuộc vào một cái lỗ nhỏ, giống như 'Koviḷāra' (hoa trong hình dạng)..." | Không khí |
Lưỡi | Vị | Thiệt thức | "...kích cỡ chiều ngang như hai ngón tay, hình dạng giống như hoa sen xanh biển, nằm ở phần thịt của lưỡi..." | Nước |
Thân | Xúc | Thân thức | "...trong toàn bộ cơ thể, ngoại trừ tóc và lông trên cơ thể, móng tay, răng và những phần không nhạy cảm khác..." | Nhiệt |
Bảng 1. Sự phân loại lục căn dựa theo cuốn Thanh tịnh đạo.[28] |
Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) được viết vào thế kỉ thứ V sau công nguyên, đã cung cấp những bản mô tả tương tự, ví dụ như "kích cỡ chỉ bằng cái đầu của một con rận" cho vị trí cảm thụ của mắt (Pali: pasāda; còn được gọi là, "bộ phận có thể cảm nhận giác quan, nơi tiếp nhận giác quan, bề mặt nhạy cảm")[29], và "trong vị trí giống như là cái móng của con dê" đánh giá cho cảm thụ của mũi (Vsm. XIV, 47–52)[30]. Thêm vào đó, cuốn Thanh tịnh đạo mô tả các căn theo bốn yếu tố sau:
- đặc tính hay dấu hiệu (lakkhaṇa)
- chức năng hay "vị" (rasa)
- sự biểu thị (paccupaṭṭhāna)
- nhân duyên gần (padaṭṭhāna)
Vậy nên, ví dụ như nó mô tả con mắt như sau:
Tại đây, đặc tính của mắt là sự nhạy cảm đối với những yếu tố mà sẵn sàng cho sự tác động của những thứ khả kiến; hoặc đặc tính của nó là sự nhạy cảm đối với những yếu tố cơ bản mà có xuất phát điểm bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn. Chức năng của nó là nhặt lấy đối tượng trong những thứ khả kiến. Nó được biểu thị như là nền tảng của nhãn thức. Nó có nhân duyên gần là những yếu tố cơ bản được sinh bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn.[31]
Về lục căn thứ sáu là ý xứ (mano), những tiểu luận tiếng Pali phân biệt giữa thức sinh ra từ năm giác quan vật lý và thức sinh ra từ quan điểm cơ bản thời kì sau về "sự liên tục của sự sống" hoặc " ý không có thức" (bhavaṅga-mana):[32]
"Với thức uẩn bao gồm trong hướng đi của sự nhận thức về thức của mắt, nhãn xứ (không phải ý xứ) là "cánh cửa" của nguồn gốc, và sắc xứ cửa nó là vật thể nhìn thấy được. Vậy nó cũng tương tự như vậy trong các nội ngoại xứ khác (đó là nhãn, nhĩ, thiệt và thân xứ). Nhưng với cặp nội ngoại xứ thứ sáu, một phần của tâm trí được gọi là chuỗi liên tục của sự sống, là tâm trí vô thức, là "cánh cổng" của nguồn gốc..."[33]
Những gốc rễ của trí tuệ
[sửa | sửa mã nguồn]Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), Phật Âm (Buddhaghosa) định nghĩa rằng nhận biết về lục nhập là một phần của "đất" trí tuệ giải thoát. Những bộ phận khác của "đất" này bao gồm Ngũ Uẩn, Ngũ căn-Ngũ lực, Tứ Diệu Đế và 12 nhân duyên.[34]
Các khái niệm Phật giáo liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngũ uẩn (Pali, khandha; Skt., skandha):
Trong những bài kinh khác nhau, ngũ uẩn, những nguyên tố và lục nhập được xác định như là "đất" mà ái và thủ phát triển. Nói chung, trong Chánh tạng Pali, uẩn Danh sắc bao gồm năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) và năm trần tương ứng (sắc, thanh, hương, vị và xúc); uẩn Thức liên quan với ý xứ và những uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành) là Pháp xứ. Ngũ uẩn và Lục nhập là những mục tiêu của thiền Minh Sát trong Kinh Niệm xứ. Trong việc theo đuổi sự giải thoát, thiền trên các uẩn sẽ diệt trừ ngã thủ và kiến thủ trong khi đó thiền trên lục nhập sẽ diệt trừ dục thủ. - Duyên khởi (Pali: paṭicca-samuppāda; Skt.: pratitya-samutpada):
Như được chỉ rõ trong hình 2 ở trên, Lục nhập (Pali: 'saḷāyatana'; Skt.: 'ṣaḍāyatana') là liên kết thứ 5 trong chuỗi 12 nhân duyên (nidāna) và vì vậy cũng giống như là vị trí thứ 5 trên Bánh xe của sự tồn tại (bhavacakra). Sự phát sinh của Lục nhập phụ thuộc vào sự phát sinh của Danh và Sắc (Pali, Skt.: nāmarūpa); và sự phát sinh của Lục nhập dẫn đến sự phát sinh của Xúc (Pali: phassa; Skt.: sparśa) giữa Lục nhập và Thức (Pali: 'viññāṇa'; Skt.: visjñāna) là cái mà cho ra lạc, khổ, bất khổ bất lạc Thọ (Pali, Skt.: vedanā). - Các yếu tố (Pali, Skt.: dhātu):
18 yếu tố bao gồm 6 lục căn, 6 lục trần và 6 thức ('viññāṇa') liên quan đến căn-trần. - Nghiệp (Skt.; Pali: kamma): Trong Tương ưng bộ, Đức Phật đã tuyên bố rằng 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là những "nghiệp cũ, được coi là được tạo ra bởi Hành, như là cái gì phải đón nhận". Trong bộ kinh này, "nghiệp mới" được mô tả như là "bất kể các hành động ngay lúc này của người đó bởi thân, khẩu và ý". Theo cách này, 6 căn cung cấp một mối liên kết giữa hành động của chúng ta và những nhận thức theo sau.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Người nào đó có thể diễn dịch một cách lô-gíc từ sự tồn tại của 6 nội xứ và 6 ngoại xứ là có tất cả 12 đơn xứ; tuy nhiên, trong Chánh tạng Pali, chưa bao giờ trích dẫn "mười hai" đơn xứ cả, cụ thể xem MN 137: "[S]aḷāyatanavibhaṅgaṃ vo, bhikkhave, desessāmi.... Cha ajjhattikāni āyatanāni veditabbāni, cha bāhirāni āyatanāni veditabbāni...." cũng như xem MN 148, 149, vân vân.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^
"Sense base" được dùng trong ví dụ bởi Bodhi (2000b) và Soma (1999). "Sense-media" được dùng bởi Thanissaro (cụ thể, cf. Thanissaro, 1998c). "Sense sphere" được dùng làm ví dụ bởi VRI (1996) và được đề xuất bởi Rhys Davids & Stede (1921–5), trang 105, cái mà định nghĩa thứ 3 cho Āyatana là:
- phạm vi của nhận thức hoặc giác quan nói chung, đối tượng của suy nghĩ, vị trí của giác quan & đối tượng; liên quan nhau, thứ tự. – [Aung & Rhys Davids (1910),] trang 183 nói rõ: 'āyatana không thể được biểu diễn bằng một từ trong tiếng Anh để bao hàm cả cơ quan của giác quan (ý được đánh giá là giác quan thứ 6) và đối tượng của giác quan'. - Những cái āyatanāni vậy nên được chia làm hai nhóm, nội (ajjhattikāni) và ngoại (bāhirāni)...
- ^ Pine 2004, tr. 102.
- ^ Pine 2004, tr. 103.
- ^ Từ Pali này được dịch "các đối tượng nhìn thấy được" là rūpa. Theo cách quan niệm của đạo Phật về Lục nhập, rūpa chỉ cho các đối tượng khả kiến (hoặc là các đối tượng nhận biết được bằng mắt thông qua ánh sáng). Không nên nhầm lẫn giữa việc sử dụng từ rūpa theo cách quan niệm của Phật giáo về ngũ uẩn cái mà trong đó rūpa chỉ cho tất cả các loại vật chất, cả thế giới lẫn cơ thể. Vậy nên khi so sánh 2 cách dùng đó của từ rūpa, sắc uẩn (rūpakkhandha) bao hàm sắc trong lục nhập (rūpāyatana) cũng như những trần khác của vật chất (âm thanh, hương, vị và xúc).
- ^ a b Từ Pali được dịch là "ý" ở đây là mano. Các bản dịch phổ biến khác bao gồm "trí tuệ" (cụ thể, Thanissaro, 2001a) và "sự nhận thức" (cụ thể, Soma, 1999). Trong kinh Suttapitaka, mano không nhất thiết chỉ cho tất cả quá trình của tâm trí. Một số kinh khác đã đề cập phần còn lại của quá trình của tâm trí bao gồm "thức" (viññāṇa) và "tâm" (citta). Tuy nhiên, trong luận tạng và các bản luận sau, những thuật ngữ trên được dùng đồng nghĩa.
- ^ Từ Pali dhammā được dịch ở đây là Pháp và được hiểu là "đối tượng của ý". Những bản dịch thường thấy khác bao gồm "những hiện tượng của ý" (cụ thể, Bodhi, 2000b, pp. 1135ff.), "những dòng suy nghĩ", "những ý tưởng" (cụ thể, Thanissaro, 2001a) và "lượng chứa đựng của ý" (VRI, 1996, trang 39), trong khi một số dịch giả khác để nguyên từ dhammā, bởi vì những hàm ý rất phức tạp của văn học Pali.
- ^ Hamilton (2001), trang 53, viết: "... sáu giác quan, bao gồm một cái liên quan đến hoạt động của tâm trí mà không thuộc về giác quan, được chấp nhận trong đạo Phật và các trường phái tư tưởng khác tại Ấn Độ..."
- ^ Xem Pine 2004, trang 101. Red Pine cho rằng cách tổ chức này có lẽ hình thành trước cả Phật giáo, bởi vì nó có đến 10 phần tử bên ngoài (tai, âm thanh, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc chạm) liên quan đến năm thủ uẩn duy nhất bên ngoài, và chỉ có 2 phần tử bên trong (tâm và ý) liên quan đến bốn thủ uẩn bên trong.
- ^ Xem ví dụ của Bodhi (2000a), trang 288.
- ^ Bodhi (2005b), bắt đầu từ thời điểm 50:00. Bodhi (2005b) trích dẫn, ví dụ như kinh Trung bộ - số 149, chỗ mà Đức Phật hướng dẫn: "Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn mắt; không biết, không thấy như chơn các sắc; không biết, không thấy như chơn nhãn thức; không biết, không thấy như chơn nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với cảm thọ ấy. Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tích trữ trong tương lai. Và ái của vị ấy đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này, chỗ kia; ái ấy được tăng trưởng; những thân ưu não tăng trưởng; những tâm ưu não tăng trưởng; những thân nhiệt não tăng trưởng; những tâm khổ não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ." (Thanissaro, 1998c).
- ^ Giản đồ này được dựa trên những bình luận của tỳ kheo Bodhi trong tuần lễ pháp (Bodhi, 2005, bắt đầu vào thời gian 50:00). Tất nhiên rằng, sự trích dẫn từ Tứ Diệu Đế trong ngữ cảnh này là có phần dư thừa như thể toàn bộ quá trình vô tận của 12 nhân duyên là một dạng của khổ đế. Thêm vào đó 2 nguyên nhân cuối là Sinh và Già & Chết được xác định cụ thể như là những thành phần của khổ đế(xem thêm tại Dhammacakkappavattana Sutta). Tuy nhiên, công thức của Bodhi ở đây cung cấp một sự cô động, xúc tích cả về khái niệm lẫn hình ảnh.
- ^ Các bài kinh liên hệ nhiều nhất đến lục nhập nằm trong Tương ưng bộ, chương 35, với tiêu đề "Cuốn sách về Sáu nội-ngoại xứ" (Saḷāyatana-vagga). Điển hình như, trong kinh Tương ưng bộ mà Bodhi dịch (2000b), chỉ riêng chương này có đến 248 bài kinh. Trong cuốn sách của Rhys Davids & Stede (1921-25), mục từ của từ "Āyatana" (tr. 105) cũng đề cập về những bài kinh khác của mỗi bộ kinh tiếng Pali.
- ^ Ñāṇamoli & Bodhi (2001), tr. 1129–36; và, Thanissaro (1998a).
- ^ Bodhi (2000b), tr. 1140; và, Thanissaro (2001b). Dựa theo ngài Bodhi (2000b), tr. 1399, n. 7, tài liệu thảo luận trong tiếng Pali cho bài kinh Tất cả (Sabba Sutta) nói rằng: "... Nếu một người không để ý đến sáu nội ngoại xứ, thì người đó không thể chỉ ra bất cứ hiện tượng nào một cách đúng đắn." Bên cạnh đó, Rhys Davids & Stede (1921–25), tr. 680, mục từ "Sabba" - nơi mà sabbaŋ được định nghĩa là "(toàn bộ) thế giới kinh nghiệm của giác quan."
- ^ Bodhi 2000b, tr. 1140; Thanissaro 2001a.
- ^ Điển hình như, Tương ưng bộ (SN) 35.25 đến 35.29, bao gồm bài kinh nổi tiếng "bài giảng về lửa" (SN 35.28).
- ^ Bodhi 2000b, tr. 1122.
- ^ Để ý rằng 12 nhân duyên và Sáu cái sáu mô tả về mối quan hệ giữa lục nhập và thức theo những cách khác nhau. Nói một cách liên hệ rằng có những bài kinh trong tạng kinh mà chúng đặt ra những mô hình hỗn hợp tiên phong cho những yếu tố sinh lý tâm thần học khác nhau (various psychophysical factors), điển hình như là được diễn tả trong "Bài kinh về thế giới" (Loka Sutta, SN 12.44) (Thanissaro, 1998b; và, Bodhi, 2005a, tr. 358–59) nơi mà sáu "cái sáu" được đề cập trước đó (từ con mắt và sắc cho tới ái) ảnh hưởng tới 4 cái "nguyên nhân" cuối cùng (thủ, hữu, sự sinh, sự già và cái chết) và sự đau khổ. Lời đề cập về điều này và những bản kinh tương tự khác, Bodhi (2005a) ghi chú rằng: "Những sự khác biệt khiến nó dễ hiểu rằng kết quả của những nhân tố không nên được xem là quá trình nhân quả tuyến tính, trong đó mỗi nhân tố trước dẫn đến sự xuất hiện các nhân tố sau bằng việc áp dụng quy luật nhân quả hiệu quả. Cách xa với tính chất tuyến tính, mối quan hệ giữa các nhân tố thì luôn luôn phức tạp, bao gồm một vài bộ phận có điều kiện đan xen vào nhau."(Bodhi, 2005a, tr. 316.)
- ^ Trong ngữ cảnh của bài kinh 35.197 Tương ưng bộ (SN), thuật ngữ "trống" có thể đơn giản là "bị động". Nó có thể được dùng với ý nghĩa vô ngã trong Phật giáo, như trong từ anatta (xem). Thật ra, trong Tương ưng bộ (SN) 35.85, Đức Phật sử dụng ý niệm về tính không (suññata) cho tất cả các nội và ngoại xứ (Bodhi, 2000b, tr. 1163–64; và Thanissaro, 1997c).
- ^ Bodhi (2000b), tr. 1237–1239 (nơi mà bản kinh này được xác định là SN 35.238); Buddhaghosa (1999), tr. 490 (nơi mà bản kinh này được xác định là S.iv,175); và, Thanissaro (2004). Tương tự như vậy, trong bài kinh cuối cùng Salayatana-samyutta của Tương ưng bộ, có tựa đề "Bó lúa mạch" (trong Bodhi, 2000b, xác định là SN 35.248 và Thanissaro, 1998d, là SN 35.207), Đức Phật mô tả các căn "bị tạo ấn tượng" hay "bị đánh bại" bởi các trần "đáng ưu thích và không đáng ưa thích" (Bodhi, 2000b, tr. 1257–59; Thanissaro, 1998d).
- ^ Bodhi (2000b), tr. 1230–1231 (nơi mà bài kinh này được xác định là SN 35.232); và Thanissaro (1997b).
- ^ Thanissaro, 1993. Đối với những nguồn kham thảo khác cho lục nhập như trong bài kinh "tất cả", xem Thanissaro (2001b) và Thanissaro (2001a). Các nội-ngoại xứ là "tất cả" đến mức là tất cả những gì mà chúng ta biết về thế giới là được nhận biết thông qua sáu nội-ngoại xứ.
- ^ Bodhi (2000b), tr. 1148.
- ^ Bodhi (2000b), tr. 1148. Đối với mối liên hệ giữa vô thường và vô ngã, xin xem ba pháp ấn của sự tồn tại.
- ^ Soma (1999), phần có tựa đề, "Sáu nội xứ và sáu ngoại xứ."
- ^ Dựa theo thuật ngữ trong các luận giải tiếng Pali, ví dụ như có một sự trùng lặp giữa Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) và cuốn Dhammasangani, Atthasālinī (cụ thể., cf. Vsm. XIV,49 [Buddhaghosa, 1999, tr. 446] và Asl. 310 [Rhys Davids, 1900, tr. 178 n. 2]).
- ^ Dựa theo định nghĩa về lục nhập theo khía cạnh các yếu tố chính yếu, cuốn Thanh tịnh đạo (Vsm. XIV, 42) phê phán: "... Những người khác nói rằng con mắt có sự nhạy cảm [của các yếu tố chính] mà lửa là tiêu biểu, và tương tự như vậy lỗ tai, mũi, lưỡi và cơ thể [có sự nhạy cảm của các yếu tố chính] mà lỗ hở, không khí, nước và đất là tiêu biểu [một cách tương ứng]. Họ nên được hỏi để trích dẫn một bài kinh. Chắc chắn họ sẽ không thể tìm được một bài kinh nào như vậy." (Buddhaghosa, 1999, tr. 444, đoạn văn số 42.)
- ^ Bảng này được dựa trên Upatissa et al. (1995), tr. 238–240.
- ^ Rhys Davids & Stede (1921–25), tr. 446, mục từ cho "Pasāda" (lưu trữ vào 2008-04-16 từ "U. Chicago" tại [1]).
- ^ Buddhaghosa (1999), tr. 445–6. Trong chương này của cuốn Thanh tịnh đạo (XIV) thực ra phù hợp với Năm uẩn, đặc tính này được trích dẫn trong chương XV cuốn Thanh tịnh đọa dựa trên lục nhập (Buddhaghosa, 1999, tr. 489, đoạn thơ 8).
- ^ Vsm. XIV, 37 (dịch bởi Buddhaghosa, 1999, tr. 443; văn bản trong ngoặc vuông là gốc). Bản trong tiếng Pali ( từ CSCD của Miến Điện, lưu trữ 2008-04-16 từ "VRI" tại http://www.tipitaka.org/romn/cscd/e0102n.mul2.xml) tương ứng với đoạn văn này là: Tattha rūpābhighātārahatappasādalakkhaṇaṃ daṭṭhukāmatānidānakammasamuṭṭhānabhūtappasādalakkhaṇaṃ vā cakkhu, rūpesu āviñchanarasaṃ, cakkhuviññāṇassa ādhārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ, daṭṭhukāmatānidānakammajabhūtapadaṭṭhānaṃ.
- ^ Dựa theo bhavaṅga là ý tưởng chính thời kì sau, xem Matthews (1995, tr. 128) nơi mà ông ấy cho ví dụ rằng: "Bhavaṅga không xuất hiện trong kinh tạng, nhưng sự xuất hiện của nó trong cả Dhammasaṅgaṇi và Paṭṭhāna chắc chắn rằng nó đã nhận được sự chú ý lớn thời kì hậu cổ điển trong hệ Thượng tọa bộ." Ông ấy còn thêm thắt hơn nữa trong một chú thích (tr. 140, n.34): "...Mặc dù bhavaṅga có xuất hiện trong luận tạng, nó vẫn chưa xuất hiện cho đến thời kì hậu cổ điển, là khi nó nhận được nhiều sự chú ý." Trích từ Ñāṇamoli và những người khác, Matthews (1995, tr. 123) định nghĩa "thời kì cổ điển" đã "kết thúc khoảng thế kỉ thứ 4 sau công nguyên" và xảy ra chỉ trước "thời kì vĩ đại của các bài luận".
- ^ Soma (2003), tr. 133. Đoạn trích đến từ tiểu luận trong kinh Trung bộ (Majjhima Nikāya) với tên gọi Līnatthapakāsanā Tīkā.
- ^ Buddhaghosa & Ñāṇamoli (1999), tr. 442–43.
Nguồn tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Aung, S.Z. & C.A.F. Rhys Davids (trans.) (1910). Compendium of Philosophy (Translation of the Abhidhamm'attha-sangaha). Chipstead: Pali Text Society. Cited in Rhys Davids & Stede (1921–5).
- Bodhi, Bhikkhu (2000a). A Comprehensive Manual of Abhidhamma: The Abhidhammattha Sangaha of Ācariya Anuruddha. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. ISBN 1-928706-02-9.
- Bodhi, Bhikkhu (2000b). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Part IV is "The Book of the Six Sense Bases (Salayatanavagga)": Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-331-1.
- Bodhi, Bhikkhu (2005a). In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-491-1.
- Bodhi, Bhikkhu (18 Jan 2005b). MN 10: Satipatthana Sutta (continued) (MP3 audio file) [In this series of talks on the Majjhima Nikaya, this is Bodhi's ninth talk on the Satipatthana Sutta. In this talk, the discussion regarding the sense bases starts at time 45:36]. Available on-line at http://www.bodhimonastery.net/MP3/M0060_MN-010.mp3[liên kết hỏng].
- Buddhaghosa; Bhadantācariya (1999). “XV: The Bases and Elements (Ayatana-dhatu-niddesa)”. The Path of Purification: Visuddhimagga. Bhikkhu Ñāṇamoli biên dịch. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. ISBN 1-928706-00-2.
- Hamilton, Sue (2001). Indian Philosophy: A Very Short Introduction. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-285374-5.
- Matthews, Bruce (1995). "Post-Classical Developments in the Concepts of Karma and Rebirth in Theravāda Buddhism," in Ronald W. Neufeldt (ed.), Karma and Rebirth: Post-Classical Developments. Delhi, Sri Satguru Publications. (Originally published by the State University of New York, 1986). ISBN 81-7030-430-X.
- Ñāṇamoli, Bhikkhu (trans.) & Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2001). The Middle-Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-072-X.
- Rhys Davids, Caroline A.F. ([1900], 2003). Buddhist Manual of Psychological Ethics, of the Fourth Century B.C., Being a Translation, now made for the First Time, from the Original Pāli, of the First Book of the Abhidhamma-Piṭaka, entitled Dhamma-Saṅgaṇi (Compendium of States or Phenomena). Whitefish, MT: Kessinger Publishing. ISBN 0-7661-4702-9.
- Pine, Red (2004). The Heart Sutra: The Womb of the Buddhas. Shoemaker & Hoard. ISBN 1-59376-009-4.
- Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921–5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. A general on-line search engine for the PED is available at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/.
- Thera, Soma (1999). The Discourse on the Arousing of Mindfulness.
- Thera, Soma (2003). The Way of Mindfulness: English translation of the Satipaṭṭhāna Sutta Commentary. Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society. ISBN 955-24-0256-5.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1993). Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon (SN 35.28). Available on-line at Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997a). Kamma Sutta: Action (SN 35.145). Available on-line at Kamma Sutta: Action.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997b). Kotthita Sutta: To Kotthita (SN 35.191). Available on-line at Kotthita Sutta: To Kotthita.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997c). Suñña Sutta: Empty (SN 35.85). Available on-line at Suñña Sutta: Empty.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998a). Chachakka Sutta: The Six Sextets (MN 148). Available on-line at Chachakka Sutta: The Six Sextets.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998b). Loka Sutta: The World (SN 12.44). Available on-line at Loka Sutta: The World.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998c). Maha-salayatanika Sutta: The Great Six Sense-media Discourse (MN 149). Available on-line at Maha-salayatanika Sutta: The Great Six Sense-media Discourse.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998d). Yavakalapi Sutta: The Sheaf of Barley (SN 35.207). Available on-line at Yavakalapi Sutta: The Sheaf of Barley.
- Thanissaro, Bhikkhu (2001a). Pahanaya Sutta: To Be Abandoned (SN 35.24).
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (2001b). Sabba Sutta: The All (SN 35.23). Available on-line at Sabba Sutta: The All.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (2004). Asivisa Sutta: Vipers (SN 35.197). Available on-line at Asivisa Sutta: Vipers.
- Upatissa, Arahant, N.R.M. Ehara (trans.), Soma Thera (trans.) and Kheminda Thera (trans.) (1995). The Path of Freedom (Vimuttimagga). Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society. ISBN 955-24-0054-6.
- Vipassana Research Institute (VRI) (trans.) (1996). Mahāsatipaṭṭhāna Sutta: The Great Discourse on Establishing Mindfulness (Pali-English edition). Seattle, WA: Vipassana Research Publications of America. ISBN 0-9649484-0-0.