Lục thông
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Lục thông (tiếng Trung: 六通), còn gọi là Thần thông (tiếng Phạn: अभिज्ञा, Abhijñā, Abhijna; tiếng Pali: abhiññā; tiếng Tạng chuẩn: མངོན་ཤེས mngon shes; tiếng Trung: 神通), Lục thần thông (tiếng Phạn: अभिज्ञा, Ṣaḍabhijña, Shadabhijna; tiếng Pali: chalabhiññā; tiếng Trung: 六神通), Thắng trí[1], là một thuật ngữ Phật giáo dùng để chỉ những năng lực đặc biệt mà các tu sĩ Phật giáo có thể đạt được thông qua trạng thái Tứ Thiền định.[2] Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kinh văn Phật giáo, cả trong Phật giáo Nam truyền (kinh văn Phật giáo sơ kỳ) lẫn Phật giáo Bắc truyền (Đại Tát-già Ni-kiền tử sở thuyết kinh, Lăng-nghiêm kinh). Trong tiếng Anh, các thuật ngữ "direct knowledge",[3] "higher knowledge"[4][5] hoặc "supernormal knowledge"[4][6] thường được sử dụng để mô tả khái niệm này.
Sáu pháp thần thông
[sửa | sửa mã nguồn]Theo các kinh điển Phật giáo sơ kỳ thì Lục thông gồm:[7][8]
- Thần túc thông (tiếng Phạn: ऋद्धि, Ṛddhi, Iddhi; tiếng Pali: iddhi-vidhā; tiếng Trung: 神足通), còn gọi là Như ý thông (如意通) hoặc Thần cảnh thông (神境通); là năng lực di chuyển, hiện thân theo ý muốn một cách tự do, không giới hạn không gian và thời gian, không gặp trở ngại bởi vật cản nào.
- Thiên nhĩ thông (tiếng Phạn: दिव्यश्रोत्र, Divyaśrotra, Divyashrotra; tiếng Pali: dibba-sota; tiếng Trung: 天耳通), là năng lực nghe được mọi âm thanh của thế gian, cả người cả vật, không giới hạn bất gì ngôn ngữ nào.
- Tha tâm thông (tiếng Phạn: परचित्तज्ञान, Paracittajñāna, Paracittajnana; tiếng Pali: ceto-pariya-ñāṇa; tiếng Trung: 他心通), là năng lực hiểu được tất cả những gì vạn vật chúng sinh đang suy nghĩ.
- Túc mệnh thông (tiếng Phạn: पूर्वनिवासानुस्मृति, Pūrvanivāsānusmṛti, Purvanivasanusmriti; tiếng Pali: pubbe-nivās anussati; tiếng Trung: 宿命通), là năng lực biết được vận mệnh và những việc làm của chính mình và của chúng sinh trong cả quá khứ, hiện tại và vị lai.
- Thiên nhãn thông (tiếng Phạn: दिव्यचक्षुस्, Divyacakṣus, Divyacakshus; tiếng Pali: dibba-cakkhu; tiếng Trung: 天眼通), là năng lực nhìn thấy rõ vạn vật gần xa, nhìn thấy mọi bản chất sự vật của chúng sinh cũng như mọi hình sắc trong thế gian, không gì ngăn ngại.
- Lậu tận thông (tiếng Phạn: आस्रवक्षय, Āsravakṣaya, Asravakshaya; tiếng Pali: āsavakkhaya; tiếng Trung: 漏盡通), là năng lực dứt hết mọi nghi hoặc trong tâm tưởng, phá trừ phiền não, thoát ly luân hồi, tinh tấn tu hành chứng được quả vị A-la-hán.[9]
Khái quát
[sửa | sửa mã nguồn]Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm Thần thông trong Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn giáo. Năm loại thần thông đầu tiên gần tương tự như khái niệm Siddhi trong Yoga, được đề cập trong kinh điển Bhagavata Purana và những tác phẩm của Patañjali.[10]
Trong những bài giảng của mình, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng mô tả abhiññā như một hệ quả của việc theo đuổi Bát chính đạo.[5]
“ |
|
” |
— Kinh Tương ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tập V: Đại Phẩm. 159.XI. "Các Khách". Thích Minh Châu dịch, Đại tạng kinh Việt Nam. |
Cũng theo Ngài, những thần thông như vậy bị che lấp bởi ham muốn và đam mê (chanda-rāga'):[11]
“ |
|
” |
— Kinh Tương ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tập III: Uẩn. 6.I. "Con Mắt". Thích Minh Châu dịch, Đại tạng kinh Việt Nam. |
Việc đạt được thần thông được đề cập đến trong một số bài giảng của Đức Phật, như các bài kinh "Kiên Cố" (Kevatta Sutta)[12], "Lộ-già" (Lohicca Sutta)[13], "Tiễn Mao (Mahasakuludayi Sutta)[14], nổi tiếng nhất là "Sa-môn quả" (Samaññaphala Sutta)[15]. Đạt được Tứ Thiền được coi là điều kiện tiên quyết để đạt được các thần thông.[2] Trong đó, pháp thần thông thứ sáu cũng được xem là mục đích cuối cùng của Phật giáo, là cứu cánh cho mọi khổ đau và tiêu diệt mọi vô minh.[10] Mặc dù đạt được thần thông được xem là biểu hiện của sự tiến bộ tâm linh, nhưng theo Đức Phật, nên tránh đắm chìm trong các pháp thần thông, vì chúng có thể làm xao nhãng mục tiêu cuối cùng là Giác ngộ.[6][10]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thuật ngữ biên dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu sử dụng.
- ^ a b Nyanaponika; Hecker, Hellmuth (ngày 30 tháng 1 năm 2012). Great Disciples of the Buddha: Their Lives, Their Works, Their Legacy (PDF) (bằng tiếng Anh). Simon and Schuster. tr. 160. ISBN 978-0-86171-864-1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2021.
- ^ Bodhi (2000), e.g., SN 45.159 (pp. 1557-8).
- ^ a b Rhys Davids & Stede (1921-5), pp. 64-65.
- ^ a b Walshe (1985, 2007), passage 56, SN 45.159.
- ^ a b Hoiberg, Dale H. biên tập (2010). “Abhijñā”. Encyclopædia Britannica. I: A-ak Bayes (ấn bản 15). Chicago, Illinois: Encyclopædia Britannica Inc. tr. 31. ISBN 978-1-59339-837-8.
- ^ Thiện Phúc và Nguyên Tánh, Tự điển Phật học Tuệ Quang. 2008.
- ^ Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển. 1963
- ^ Orientalia (2007); Rhys Davids & Stede (1921-5), pp. 64-65, 115-116, 121-122, 272, 288-289, 372, 432; Thanissaro (1997).
- ^ a b c Encyclopædia Britannica (2007).
- ^ SN 27.1 (Thanissaro, 1994).
- ^ Trường Bộ kinh 11, Trường A-hàm kinh 24.
- ^ Trường Bộ kinh 12, Trường A-hàm kinh 29.
- ^ Trung Bộ kinh 77, Trung A-hàm kinh 207.
- ^ Trường Bộ kinh 2, Trường A-hàm kinh 27.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- "Abhijna" (2007). In Encyclopædia Britannica. Truy cập 2007-05-18 from Encyclopædia Britannica Online: http://www.britannica.com/eb/article-9003346.
- "Abhinna" (2007). In Orientalia: Eastern Philosophy, Religion and Culture. Truy cập 2007-05-18 from Orientalia: https://web.archive.org/web/20050506001255/http://orientalia.org/dictionary-Buddhist_Dictionary-definition22811-abhinna.html.
- Tỳ kheo Bồ Đề (Bhikkhu Bodhi, Jeffrey Block) (trans., 2000). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-331-1.
- Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). "Abhiññā" in The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. Truy cập 2007-05-18 from Digital Dictionaries of South Asia: http://dsal.uchicago.edu/cgi-bin/philologic/getobject.pl?c.0:1:1696.pali[liên kết hỏng].
- Tỳ kheo Thanissaro (Ṭhānissaro Bhikkhu, Ajahn Geoff) (trans., 1994). Upakkilesa Samyutta: Defilements (SN 27.1-10). Truy cập 2008-07-17 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn27/sn27.001-010.than.html.
- Tỳ kheo Thanissaro (trans.) (1997). Samaññaphala Sutta: The Fruits of the Contemplative Life (DN 2). Truy cập 2007-05-18 from: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.02.0.than.html.
- Tỳ kheo Thanissaro (trans.) (1998). Maha-Saccaka Sutta: The Longer Discourse to Saccaka (excerpt) (MN 36). Truy cập 2007-05-19 from: https://web.archive.org/web/20080801091439/http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.036x.than.html.
- Walshe, Maurice O'C. (1985). Samyutta Nikaya: An Anthology (Part III) (Wheel Nos. 318-21). Kandy: Buddhist Publication Society. Truy cập 2008-07-17 from "Access to Insight" (transcribed 2007) at http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/walshe/wheel318.html.
- Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya). Thích Minh Châu dịch, Đại tạng kinh Việt Nam.
- Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya). Thích Minh Châu dịch, Đại tạng kinh Việt Nam.
- Kinh Tương ưng Bộ (Samyutta Nikaya). Thích Minh Châu dịch, Đại tạng kinh Việt Nam.