Lactoferrin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lactoferrin là kháng thể có trong sữa mẹ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Lactoferrin có nồng độ cao nhất trong sữa non và giảm dần đến 9 tháng thì mất hoàn toàn.

Cấu trúc, vai trò [sửa | sửa mã nguồn]

Lactoferrin là một loại glycoprotein (carbohydrate liên kết với protein) trọng lượng phân tử 80000 Da bao gồm 700 amino acid, thuộc nhóm Transferrin (các protein có khả năng liên kết và vận chuyển ion Fe3+). Lactoferrin được xác định là protein liên kết với sắt chính trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Các nghiên cứu sau này đã xác định thêm Lactoferrin được tiết ra từ các tuyến ngoại tiết, nước bọt và bạch cầu hạt đa nhân trung tính [1][2][3]

Lactoferrin được coi là một phần của hệ miễn dịch bẩm sinh. Nó tham gia gián tiếp vào các phản ứng miễn dịch đặc hiệu. Do vị trí chiến lược của nó trên bề mặt niêm mạc, Lactoferrin là một trong những hệ thống phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là thông qua các mô niêm mạc. Lactoferrin ảnh hưởng đến tăng trưởng và phân bố của một loạt các tác nhân truyền nhiễm bao gồm cả vi khuẩn gram dương và âm, virus, động vật nguyên sinh hoặc nấm [1][3]

Lượng Lactoferrin đạt nhiều nhất khi mẹ sinh con và giảm dần đến khi bé được 9 tháng tuổi thì hoàn toàn biến mất. Do đó, việc bổ sung Lactoferrin thời kỳ này là rất quan trọng.

Nguồn gốc [sửa | sửa mã nguồn]

Lactoferrin chỉ tìm thấy ở trong sữa của động vật có vú và từ nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ. Nồng độ Lactoferrin cao nhất là trong sữa non và giảm dần trong sữa trưởng thành. Sữa mẹ có hàm lượng Lactoferrin cao nhất. Trong khi các động vật có vú khác (Ví dụ: bò, cừu, dê,…) có hàm lượng Lactoferrin rất thấp, nếu chỉ uống sữa này sẽ thiếu Lactoferrin. Chỉ có sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung Lactoferrin mới có thể cung cấp đủ lượng Lactoferrin cần thiết cho cơ thể.[4] 

Công dụng [sửa | sửa mã nguồn]

Tác dụng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật [sửa | sửa mã nguồn]

Lactoferrin liên kết và vận chuyển sắt tự do trong máu đến các tế bào để nuôi cơ thể, điều này ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn có hại (sống phụ thuộc vào sắt, thiếu sắt để phát triển). Ngược lại, lactoferrin là nguồn cung cấp sắt và hỗ trợ tăng trưởng vi khuẩn có lợi.

Tác dụng kháng virus [sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết với glycosaminoglycans (chuỗi glucid gồm những phân tử đường đơn), trên màng tế bào, ngăn chặn virus (adenovirus, enterovirus…) xâm nhập vào tế bào [1,4]. 

Tác dụng trên hệ miễn dịch và chống viêm [sửa | sửa mã nguồn]

Lactoferrin mang điện tích dương sẽ liên kết với các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, điều này sẽ kích hoạt con đường tín hiệu dẫn đến phản ứng miễn dịch.[1][3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c 1.      L. Adlerova, A. Bartoskova, M. Faldyna, Lactoferrin: a review. Veterinarni Medicina, 53, 2008 (9): 457–468
  2. ^ 1.      Esmat Aly, Structure and Functions of Lactoferrin as Ingredient in Infant Formulas, Journal of Food Research; Vol. 2, No. 4; 2013
  3. ^ a b c 4.       Susana A. Gonzalez-Chavez, Sigifredo Arevalo-Gallegos, Quintin Rascon-Cruz, Lactoferrin: structure, function and applications, International Journal of Antimicrobial Agents 33 (2009) 301.e1–301.e8.
  4. ^ 1.      H. Wakabayashi et. al, Lactoferrin for prevention of common viral infections, Journal of Infection and Chemotherapy (2014), 1-6.