Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5
← 4
(2016) ·
5 (2018) · 6
(2022) →
Phim chiếu mở mànKẻ trộm siêu thị / Shoplifters Nhật Bản
Phim chiếu kết thúcNgười đàn bà tuyệt vời / A Fantastic Woman Chile
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập2010
Sáng lập
Giải thưởngBest Feature Film:
The Dark Room / Buồng tối Iran
Best Short Film:
Su Kazakhstan
Dẫn chương trình
Số phim tham gia147
Ngày tổ chức27–31 tháng 10 năm 2018
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh
Trang web chính thức
 Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5 là lần thứ 5 tổ chức của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội với khẩu hiệu "Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững". Liên hoan phim khai mạc vào ngày 27 tháng 10 năm 2018 và bế mạc vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.[1] Tham dự liên hoan phim có 147 bộ phim tuyển chọn từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ được chiếu tại bốn cụm rạp: Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Rạp Tháng Tám, Rạp Kim Đồng, BHD Star Vincom. Điện ảnh Việt Nam góp mặt tại liên hoan phim với 1 phim dài (phim truyện), 10 phim ngắn (phim truyện ngắn, tài liệu, hoạt hình) và 35 bộ phim ở các thể loại được tuyển chọn để trình chiếu.[2]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu làm việc từ tháng 3 tháng 2018, Hội đồng sơ tuyển đã tuyển chọn từ hơn 500 phim truyện, phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình) của gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Estonia, Đức, Hungary, Hà Lan, Italy, Latvia, Luxemburg, Nga, Pháp, Thụy Điển, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Eduado, Mexico, Peru, Mỹ… Từ đó đã tìm ra 147 tác phẩm điện ảnh để tham gia tranh tài cũng như công chiếu cho khán giả và khách mời đến tham dự.

Chiều 23 tháng 8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5. Sự kiện năm nay do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Với khẩu hiệu “Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững”, HANIFF 2018 vinh danh các tác phẩm điện ảnh mang tính sáng tạo, giàu giá trị nhân văn, sáng tạo, khuyến khích những tài năng mới của điện ảnh. Đồng thời, phát huy tinh thần nhân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim, đại biểu, khách mời vì sự phát triển của điện ảnh. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu đến công chúng Việt  Nam những tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới.

Tại cuộc họp báo, bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, nét mới của HANIFF năm nay là việc tuyển chọn các bộ phim chưa từng dự thi tại các liên hoan phim quốc tế trong khu vực châu Á. Đặc biệt, Ban Tổ chức sẽ chọn nhiều phim Việt Nam hơn để tham dự các chương trình, hạng mục lại Liên hoan.

Một điểm nhấn đặc sắc của HANIFF năm nay là ngoài các phim truyện dự thi ở các thể loại, Liên hoan còn có các chương trình phim hấp dẫn như: Chương trình điện ảnh toàn cảnh; chương trình tiêu điểm điện ảnh; tiêu điểm điện ảnh Ba Lan; chương trình tuyển chọn phim Iran; chương trình phim Việt Nam. Bên cạnh đó, lần đầu tiên hội thảo chuyên đề “Tiêu điểm điện ảnh Ba Lan”, “Kinh nghiệm thành công quốc tế của điện ảnh Iran” sẽ được tổ chức cùng với các hoạt động như: Trại sáng tác tài năng trẻ HANIFF 2018; Chợ dự án phim; Triển lãm: “Bối cảnh quay phim đặc sắc tại Việt Nam”

Một điểm nhấn đặc sắc của HANIFF năm nay là ngoài các phim truyện dự thi ở các thể loại, Liên hoan còn có các chương trình phim hấp dẫn như: Chương trình điện ảnh toàn cảnh; chương trình tiêu điểm điện ảnh; tiêu điểm điện ảnh Ba Lan; chương trình tuyển chọn phim Iran; chương trình phim Việt Nam. Bên cạnh đó, lần đầu tiên hội thảo chuyên đề “Tiêu điểm điện ảnh Ba Lan”, “Kinh nghiệm thành công quốc tế của điện ảnh Iran” sẽ được tổ chức cùng với các hoạt động như: Trại sáng tác tài năng trẻ HANIFF 2018; Chợ dự án phim; Triển lãm: “Bối cảnh quay phim đặc sắc tại Việt Nam”.

Ban Tổ chức cho biết, các phim tham dự Liên hoan được chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Rạp Kim đồng, Cụm rạp chiếu phim CGV Vincom Center, Cụm rạp chiếu phim BHD Star Vincom. Một số bộ phim tiêu biểu của điện ảnh thế giới tham dự Liên hoan cũng được chiếu phục vụ các nhà báo khi diễn ra Liên hoan tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Về cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng: Phim dài xuất sắc nhất; Phim ngắn xuất sắc nhất; Đạo diễn phim truyện xuất sắc nhất; Diễn viên nam chính xuất sắc nhất; Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất; Đạo diễn trẻ của phim ngắn. Bên cạnh đó còn có Giải thưởng của Ban Giám khảo và Giải thưởng phim Việt Nam được khán giả yêu thích nhất.[3]

Các hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

[4][5]

Ngày Sự kiện Địa điểm
27 tháng 10 Lễ khai mạc Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô
Chiếu phim mở màn (Kẻ trộm siêu thị / Shoplifters) Trung tâm Chiếu phim Quốc gia
27–30 tháng 10 Chương trình Trại sáng tác HANIFF Khách sạn Daewoo Hà Nội
Chương trình Chợ dự án
27–31 tháng 10 Triển lãm Bối cảnh quay phim đặc sắc tại Việt Nam
Buổi chiếu phim tại rạp (các phim trong Chương trình Phim không tranh giải) Trung tâm Chiếu phim Quốc gia
Rạp chiếu phim BHD Star Phạm Ngọc Thạch
Rạp chiếu phim Tháng Tám
Rạp chiếu phim Kim Đồng
28 tháng 10 Tọa đàm Tiêu điểm Điện ảnh Ba Lan Khách sạn Daewoo Hà Nội
Buổi chiếu phim ngoài trời (Cô Ba Sài Gòn / The Tailor) Vườn hoa Chí Linh
29 tháng 10 Tọa đàm Kinh nghiệm thành công quốc tế của Điện ảnh Iran Khách sạn Daewoo Hà Nội
Buổi chiếu phim ngoài trời (Anida và gánh xiếc nổi / Anida and Floating Circus) Vườn hoa Chí Linh
30 tháng 10 Buổi chiếu phim ngoài trời (Giản đơn / Ellipsis)
31 tháng 10 Chiếu phim kết thúc (Người đàn bà tuyệt vời / A Fantastic Woman) Trung tâm Chiếu phim Quốc gia
Lễ bế mạc Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô

Ban giám khảo, cố vấn[sửa | sửa mã nguồn]

[6]

Chương trình Phim dự thi (In-Competition)[sửa | sửa mã nguồn]

Phim dài (Feature-Length Film)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông Oguri Kohei: đạo diễn, biên kịch người Nhật Bản – Trưởng ban Nhật Bản
  • Ông Allan Starski: nhà thiết kế mỹ thuật – Thành viên Ba Lan
  • Ông Shahram Mokri: đạo diễn – Thành viên Iran
  • Ông Lee Dong-ha: nhà sản xuất phim, Variety's 10 to Producers to watch của Variety Awards thuộc Liên hoan phim Cannes 2017 – Thành viên Hàn Quốc
  • Ngô Thanh Vân: diễn viên, nhà sản xuất – Thành viên Việt Nam

Phim ngắn (Short Film)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông Jukka-Pekka Laakso: Giám đốc Liên hoan phim ngắn Tampere – Trưởng ban Phần Lan
  • Ông Raymond Red: đạo diễn – Thành viên Philippines
  • Ông Lý Thái Dũng: đạo diễn hình ảnh (nhà quay phim), NSND – Thành viên Việt Nam

Giải Mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á (NETPAC's Award)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông Lee Choong Jik: giáo sư, nhà sản xuất, Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Jeonju – Trưởng ban Hàn Quốc
  • Bà Tsengel Davaasambuu: nhà sản xuất phim – Thành viên Mông Cổ
  • Nguyễn Thị Hồng Ngát: nhà biên kịch, nhà sản xuất phim – Thành viên Việt Nam

Chương trình Trại sáng tác HANIFF (The HANIFF Campus)[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp đạo diễn & sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông Homayoun Asadian: nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch Iran
  • Ông Rouhollah Hejazi: nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch Iran
  • Ông Allan Starskir: đạo diễn Ba Lan
  • Ông Phạm Nhuệ Giang: đạo diễn Việt Nam
  • Ông Nguyễn Hoàng Điệp: đạo diễn Việt Nam

Lớp diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Chợ dự án (The Film Project Market)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông Nguyễn Phan Quang Bình: đạo diễn Việt Nam
  • Ông Kim Woo-young: nhà sản xuất Hàn Quốc
  • Bà Nasim Ahmadpour: biên kịch, đạo diễn Iran
  • Ông Philip Cheah: nhà phê bình điện ảnh Singapore
  • Ông Indrasis Acharya: đạo diễn Ấn Độ

Chương trình Phim dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

Phim dài (Feature-Length Film)[sửa | sửa mã nguồn]

12 phim được chọn để tranh giải thưởng chính thức ở hạng mục Phim truyện[7]:

Tựa Đạo diễn
Anna Karenina: Vronsky's Story Nga Karen Shakhnazarov
Eva Pháp Benoît Jacquot
First Law, A Shaman's Tale Argentina Diego Rafecas
Pale Folks Serbia Vladimir Todorović
Pupa Ấn Độ Indrasis Acharya
Salt is Leaving the Sea Indonesia Ertanto Robby Soediskam
Signal Rock Philippines Chito S. Roño
Silent Night Ba Lan Piotr Domalewski
Student A Hàn Quốc Lee Kyung-sub
Summer in Closed Eyes Việt Nam Cao Thúy Nhi
The Dark Room Iran Rouhollah Hejazi
The Name Nhật Bản Akihiro Toda

Phim ngắn (Short Film)[sửa | sửa mã nguồn]

29 phim ngắn được chọn để tranh giải chính thức ở hạng mục Phim ngắn, chia thành 9 buổi chiếu[8]:

Buổi 1:

  • When the Smoke Collides (32′) Thái Lan
  • Hunger (14′) México
  • Roommate / Bạn cùng phòng (25′) Việt Nam
  • Radio Dolores (Phim hoạt hình, 18′) Phần Lan Cộng hòa Séc

Buổi 2:

  • Gharshelegh (Phim tài liệu, 16′) Iran
  • Su (18′) Kazakhstan
  • Faucet (15′) México

Buổi 3:

  • From a Distance (5′) México
  • Haru’s New Year (19′) Nhật Bản
  • Snowbirds (48′) Canada
  • Poliangular (Phim hoạt hình, 8′) México

Buổi 4:

  • Happy Family (24′) Indonesia
  • One Kilo of Fly Wings (Phim tài liệu, 30′) Iran
  • Josephin (Phim hoạt hình, 5′) Philippines
  • Pas D’yeux (Phim hoạt hình, 4′) Pháp
  • The Secret of Children / Bí mật của những đứa trẻ (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam

Buổi 5:

  • Once (35′) Đài Loan
  • Two Children / Hai đứa trẻ (Phim tài liệu, 51′) Việt Nam

Buổi 6:

  • Destiny (14′) Iran
  • Mother - Earth for All / Một đất mẹ cho tất cả (Phim tài liệu, 60′) Việt Nam
  • The Warm Light / Vầng sáng ấm áp (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam
  • The Mannequin / Cậu bé Ma-nơ-canh (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam

Buổi 7:

  • So Close So Far, the Ancestral Forest / Gần mà xa – Khu rừng của tổ tiên (Phim tài liệu, 42′) Việt Nam
  • Homecoming Day / Ngày về (Phim tài liệu, 27′) Việt Nam

Buổi 8:

  • My Hanoi (Documentary, 52′) Pháp
  • Endless Journey / Hành trình bất tận (Phim tài liệu, 50′) Việt Nam

Buổi 9:

  • Muzeon-Stephan Ramniceanu (Phim tài liệu, 52′) România
  • Where is My Route (12′) Sri Lanka
  • Permanent Resident (20′) Singapore

Chương trình phim không dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện và phim ngắn được chọn cho Chương trình Phim không dự thi[9][10][11]:

Phim chiếu mở màn[sửa | sửa mã nguồn]

Phim quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Toàn cảnh Điện ảnh Thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Phim dài[sửa | sửa mã nguồn]
  • Amin & Akvan – Zohal Razavi Iran
  • Anida and Floating Circus / Anida y el Circo Flotante – Liliana Romero Argentina
  • The Midwife / Sage Femme – Martin Provost Pháp Bỉ
  • Nervous Translation – Shireen Seno Philippines
  • A Letter to the President – Roya Sadat Afghanistan
  • Painting Life – Dr. Biju Ấn Độ
  • Kathaa '72 – Prabin Syangbo Nepal
  • The Wild Pear Tree / Ahlat AğacıNuri Bilge Ceylan Thổ Nhĩ Kỳ Pháp Đức
  • Father and Son / Cha cõng con – Lương Đình Dũng Việt Nam
  • A Haunting Hitchkie / 히치하이크 – Jeong Hee-jae Hàn Quốc
  • Love+Sling / 레슬러 – Kim Dae-woong Hàn Quốc
  • Delia and Sammy – Therese Cayaba Philippines
  • Gutland – Govinda Van Maele Luxembourg Bỉ Đức
  • Talking Money – Sebastian Winkels Đức Thụy Sĩ Gruzia
  • Ellipsis – David Wenham Úc
  • Guang – Quek Shio Chuan Malaysia
  • The Baggage – Zig Madamba Dulay Philippines
  • Under Construction / আন্ডার কন্সট্রাকশন – Rubaiyat Hossain Bangladesh
  • Blood and the Moon – Tommaso Cotronei Yemen Ý
  • Vaishnavee|The Tree Goddess / වෛෂ්ණාවී – Sumitra Peries Sri Lanka
  • Tomorrow’s Power – Amy Miller Canada
  • All You Can Eat Buddha – Ian Lagarde Canada
  • Die Tomorrow – Nawapol Thamrongrattanarit Thái Lan
  • A Ciambra – Jonas Carpignano Ý
  • Insane Mother / Солиот эх – Ishdorjiin Odonchimeg Mông Cổ
  • Looking for Kafka / 愛上卡夫卡 – Jade Y. Chen Đài Loan
  • The Darkest Days of Us / Los días más oscuros de nosotras – Astrid Rondero México
  • Last of the Elephant Men – Arnaud Bouquet, Daniel Ferguson Canada Campuchia
  • Where I Belong / しゃぼん玉 – Azuma Shinji Nhật Bản
  • Poppy Goes to Hollywood Redux – Sok Visal Campuchia Hoa Kỳ
  • Decision: Liquidation / Reshenie o likvidatsii – Aleksandr Aravin Nga
  • The Seen and Unseen / Sekala Niskala – Kamila Andini Indonesia Hà Lan Úc Qatar
  • On Body and Soul / Testről és lélekről – Ildikó Enyedi Hungary
  • Night Accident / Tunku kyrsyk – Temirbek Birnazarov Kyrgyzstan
  • The Kid from the Big Apple / 我来自纽约 – Jess Teong Malaysia
  • Walking Past the Future / 路過未來 – Li Ruijun Trung Quốc
  • Stray – Dustin Feneley New Zealand
  • Pomegranate Orchard / Nar bağı – Ilgar Najaf Azerbaijan
  • Crossing a Shadow – Augusto Tamayo Peru
  • Please, Care / Paki – Giancarlo Abrahan Philippines
Phim ngắn[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 1:

  • Diapers for Melquiades (19′) México
  • Fatima Marie Torres and the Invasion of Space Shuttle Pinas 25 (17′) Philippines
  • It’s Easier to Raise Cattle (17′) Malaysia

Nhóm 2:

  • Konfrontasi (14′) Singapore
  • Joko (22′) Indonesia
  • Employee of the Month (13′) Philippines Singapore
  • Kampung Tapir (Documentary, 17′) Malaysia
  • The Veiled Willow (21′) Singapore

Nhóm 3:

  • On This Side (30′) Nhật Bản
  • Smile of Nazareno (15′) Philippines
  • Still (14′) Philippines
  • Mother (21′) Singapore

Chương trình Tiêu điểm Điện ảnh Quốc gia: Điện ảnh Ba Lan Ba Lan[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nights and Days / Noce i dnie – Jerzy Antczak (1975)
  • Sweet Rush / TatarakAndrzej Wajda (2009)
  • IdaPaweł Pawlikowski (2013)
  • Plan B – Kinga Dębska (2018)
  • The Promised Land / Ziemia obiecanaAndrzej Wajda (1975)
  • The PianistRoman Polanski (2002)
  • Warsaw 44 – Jan Komasa (2014)
  • Ashes and Diamonds / Popiół i diamentAndrzej Wajda (1958)
  • One Way Ticket to the Moon / Bilet na ksiezyc – Jacek Bromski (2013)

Chương trình Phim chọn lọc: Điện ảnh Iran Iran[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Home / Ev – Asghar Yousefinejad (2017)
  • Taste of Cherry / Ta'm e guilassAbbas Kiarostami (1997)
  • Kupal – Kazem Mollaie (2017)
  • A Special Day / Yek rouz bekhosos – Homayoun Assadian (2017)
  • The Salesman / Forušande – Asghar Farhadi (2016)
  • The White Balloon / Badkonake sefidJafar Panahi (1995)
  • Reza – Alireza Motamedi (2018)
  • Invasion / Hojoom – Shahram Mokri (2017)

Phim Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Phim Việt Nam đương đại[sửa | sửa mã nguồn]

Phim dài[sửa | sửa mã nguồn]
Phim ngắn[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 1:

  • Bố ơi con ước / Daddy, I wish (23′)
  • Hồi sinh / Revival (28′)
  • Dòng chảy không có tận cùng / Endleess Flow of Life (40′)
  • Cóc con Bitus / The Little Toad (10′)

Nhóm 2:

  • Nỗi niềm tứ nữ / The Innermost Feelings of the Four (23′)
  • Khát vọng Hoàng Sa - Trường Sa / Aspiration of Paracel and Spratly Islands (40′)
  • Hành trình hóa giải / The Journey of Reconciliation (35′)
  • Cô bé rơm vàng / Little Straw Doll (10′)

Nhóm 3:

  • Tâm tình của gốm / Sentiment of Pottery (31′)
  • Truyền thuyết chiếc khăn Piêu / Tale of Pieu Scarf (11′)
  • Niềm vui làm mật / Making Honey Delight (31′)
  • Người anh hùng áo vải / Hero Wearing Duffle (30′)
  • Hải Âu bé bỏng / A Little Seagull (10′)

Phim chiếu kết thúc[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách đề cử và chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Phim dự thi (Competition)[sửa | sửa mã nguồn]

[12]

Giải Đạo diễn trẻ phim ngắn xuất sắc nhất
(Best Young Director of Short Film in competition)
Giải thưởng của Ban giám khảo cho phim ngắn
(Jury Award for Short Film in competition)
Giải thưởng cho phim ngắn xuất sắc nhất
(Best Short Film Award)
Giải Mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á
(NETPAC's Award)
Giải Diễn viên nam chính xuất sắc nhất
(Best Leading Actor Award)
Giải Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất
(Best Leading Actress Award)
Giải Đạo diễn phim dài xuất sắc nhất
(Best Director of Feature-Length Film in competition)
Giải Bình chọn phim truyện Việt Nam được khán giả yêu thích trong chương trình Phim Việt Nam đương đại
(People's Choice Awards for Vietnamese Featured Film in Contemporary Vietnamese Film program)
Giải thưởng của Ban giám khảo cho phim dài
(Jury Award for Feature-Length Film in competition)
Giải thưởng cho phim dài xuất sắc nhất
(Best Feature-Length Film Award)

Chương trình Trại sáng tác HANIFF (The HANIFF Campus)[sửa | sửa mã nguồn]

[13]

Học viên xuất sắc nhất - lớp đạo diễn & sản xuất
(Best Student Director & Producer)
Học viên xuất sắc nhất - lớp diễn viên
(Best Student Actor)
  • Crisanto Calvento Philippines
  • Vũ Kim Anh Việt Nam
  • Công Dương Việt Nam

Chương trình Chợ dự án (The Film Project Market)[sửa | sửa mã nguồn]

[14]

Dự án xuất sắc nhất
(Best Project)
Giải thưởng của Ban giám khảo
(Jury's Award)

Chú thích và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Họp báo công bố Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V năm 2018”.
  2. ^ “147 phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội”.
  3. ^ “Nhiều điểm mới từ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ V”.
  4. ^ “Họp báo Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2018”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ “Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V - 2018: Điểm hẹn điện ảnh của Hà Nội”. nhandan. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ “Công bố 11 giám khảo của LHP quốc tế Hà Nội 2018”.
  7. ^ “11 đối thủ của Nhắm mắt thấy mùa hè tại HANIFF 2018”. tuoitre.vn. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần V – HANIFF 2018”. hanoigrapevine. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ “Lịch chiếu phim Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội từ 27-31/10”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ “Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 5: Hội tụ tác phẩm điện ảnh đặc sắc”. nld. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ “Nhiều tuyệt phẩm điện ảnh thế giới chiếu miễn phí ở Haniff 2018”. vnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ “Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2018: Phim Iran lên ngôi”.
  13. ^ “Bế mạc Trại sáng tác trẻ và Chợ dự án Haniff 2018”.
  14. ^ “Trao giải thưởng cho các Dự án phim tại LHP quốc tế Hà Nội 2018”.