Liên minh thuế quan
Một phần của loạt bài về |
Thương mại thế giới |
---|
Một liên minh thuế quan (tiếng Anh: customs union) thường được định nghĩa là một loại hình khối thương mại bao gồm một khu vực mậu dịch tự do với một mức thuế quan đối ngoại chung (common external tariff).[1] Các liên minh thuế quan được thành lập thông qua các hiệp định thương mại, trong đó các nước tham gia thiết lập chính sách ngoại thương chung (trong một số trường hợp, họ sử dụng các hạn ngạch thương mại khác nhau). Chính sách cạnh tranh chung cũng hữu ích để tránh việc thiếu cạnh tranh.[2]
Mục đích thành lập một liên minh thuế quan thường bao gồm nâng cao hiệu quả kinh tế và thiết lập các mối quan hệ chính trị và văn hóa chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên. Đây là giai đoạn thứ ba của hội nhập kinh tế.
Mọi cộng đồng kinh tế, liên minh thuế quan và tiền tệ và liên minh kinh tế và tiền tệ đều bao gồm một liên minh thuế quan.
Đặc điểm chính
[sửa | sửa mã nguồn]Đặc điểm chính của liên minh hải quan là các nước thành viên không chỉ loại bỏ các rào cản thương mại và thực hiện thương mại tự do, mà còn thiết lập một mức thuế quan đối ngoại chung. Nói cách khác, ngoài việc đồng ý loại bỏ các rào cản thương mại của nhau, các thành viên của liên minh hải quan còn áp dụng các chính sách thương mại và thuế quan đối ngoại chung.[3] GATT quy định rằng nếu liên minh thuế quan không được thành lập ngay mà được hoàn thiện dần dần trong một khoảng thời gian thì liên minh này phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lý, thường không quá 10 năm.[4]
Danh sách liên minh thuế quan
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay
[sửa | sửa mã nguồn]Đề xuất
[sửa | sửa mã nguồn]- 2010 Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC)
- 2011 Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Trung Phi (ECCAS)
- 2015 Liên minh Thuế quan Ả Rập (ACU)[18]
- 2023 Cộng đồng Kinh tế châu Phi (AEC)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ GATT, Article 24, s. 8 (a)
- ^ Winters, Alan L (1991). International Economics, Volume IV. Routledge. tr. 528 pages. ISBN 9780203028384.
- ^ "Free Trade". IGM Forum. 13 March 2012.
- ^ Flaherty, Jane (2018). “Tariff Wars and the Politics of Jacksonian America by William K. Bolt”. Journal of Southern History. 84 (4): 981–982. doi:10.1353/soh.2018.0262. ISSN 2325-6893. S2CID 158847890.
- ^ Signed 1993-11-5, but entered into force in 1994-12-8.
- ^ Signed 2000-7-7, but implemented in 2005.
- ^ Signed 1994-05-16, but implemented in 1999.
- ^ Customs Union of Eurasian Economic Community (EurAsEC) envisioned in its 1997-10-08 agreement, but not implemented. WT/REG71/8 Lưu trữ 5 tháng 3 2009 tại Wayback Machine
- ^ Agreed on 2003-01-01, WT/COMTD/N/25 Lưu trữ 5 tháng 3 2009 tại Wayback Machine
- ^ “GCC countries postpone customs union move”.
- ^ “GCC customs union fully operational”. The Peninsula. 3 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
- ^ Established following the Oslo Accords and the Paris protocol.
- ^ Paris Protocol. B'Tselem, 19 September 2012
- ^ Iqtisadi: The Israeli-Palestinian Economic Agreement and Current Consequences Lưu trữ 7 tháng 3 2016 tại Wayback Machine. Ephraim Lavie, Moshe Dayan Center–Tel Aviv University, January 2013
- ^ latest revision is from 2004-07-15.
- ^ “Brexit: the impact of the end of the Transition Period on Guernsey and Jersey”. Carey Olsen. 18 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021.
- ^ Sweet, Pat (27 tháng 11 năm 2018). “"UK agrees customs arrangements with crown dependencies".”. Accountancy Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Leaders set to approve Arab customs union”. Gulf Daily News. 18 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2023.