Lia Fáil

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lia Fáil tại Tara

Lia Fáil (phát âm tiếng Ireland: [ˌlʲiːə ˈfɔːlʲ], tạm dịch là "Tảng đá định mệnh"), là một tảng đá đặt tại Đồi Tấn Phong (tiếng Ireland: an Forrad) ở đồi Tara tại hạt Meath, Ireland. Tảng đá này là nơi diễn ra nghi lễ đăng quang của vua Ireland ngày xưa. Một tên khác của nó là "Tảng đá đăng quang của Tara".[1] Theo truyền thuyết, tất cả những vị vua của Ireland cho tới Muirchertach mac Ercae (chết năm 534 CN) đều đã làm lễ đăng quang tại nơi này.

Nguồn gốc theo truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thần thoại Ireland, có nhiều "thuyết" khác nhau nói về nguồn gốc của Lia Fáil.[2] Tuyển tập thi ca Lebor Gabála Érenn (niên đại vào thế kỷ thứ 8) viết rằng viên đá này được mang tới bởi một chủng tộc thần thánh tên là "dân tộc của nữ thần Danu" (Tuatha Dé Danann). Chủng tộc này được cho là đã đến khu vực của "những hòn đảo phía Bắc" để học phép thuật và kỹ năng siêu việt từ bốn thành phố Falias, Gorias, Murias và Findias. Từ đó, họ lại đến Ireland mang theo bốn bảo vật của các thành phố đó. Trong đó tảng đá Định Mệnh Lia Fáil là của thành phố Falias.

Một số tác phẩm sử biên niên của Scotland như các tác phẩm của John of FordunHector Boece từ thế kỷ thứ 13 xem Lia Fáil ngang hàng với tảng đá cùng tên ở Scotland.[1] Họ cho rằng tảng đá Định mệnh bị đưa khỏi Tara vào khoảng năm 500 CN khi Thượng vương Ireland là Murtagh MacEirc đem nó cho ông cậu của mình là Fergus mượn để Fergus làm lễ đăng quang ngôi vua của nước Dalriada, lúc này đang bao hàm phần rìa phía Tây của Scotland và Đông Bắc Uladh (Ulster). Không lâu sau khi Fergus lên ngôi ở Scotland, ông và quần thần tử nạn trong một trận bão biển ngoài khơi của Antrim, còn tảng đá thì nằm lại Scotland. Vì vậy Murtagh MacEirc là người cuối cùng được sử sách ghi lại là vua làm lễ đăng quang tại tảng đá Định Mệnh. Tuy nhiên sử gia William Forbes Skene đã bình luận rằng các truyền thuyết của người Scotland thường nói rằng tảng đá Định Mệnh đi từ Ireland sang Scotland, trong khi truyền thuyết Ireland nói điều ngược lại.[2]

Người ta cho rằng Lia Fáil mang một quyển năng ma thuật, nếu như một người có tư cách làm Thượng vương Ireland chân chính đặt chân lên tảng đá, tảng đá sẽ cất lên một tiếng kêu lớn thể hiện niềm vui.[1] Tảng đá cũng được cho là có khả năng cải lão hoàn đồng vị vua và giúp ông ta trường thọ, trị vì dài lâu. Căn cứ theo Lebor Gabála Érenn, Cú Chulainn đã chém đứt đôi tảng đá này khi nó không chịu phát ra tiếng động, khi người được ông bảo hộ là Lugaid Riab nDerg đặt chân lên. Từ khi đó tảng đá không bao giờ phát ra tiếng kêu nữa, trừ trường hợp của vua Conn Cétchathach.[3]

Cái tên "Hòn đảo Định mệnh"[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết, vì Ireland là nơi tọa lạc của tảng đá Định Mệnh, nên tộc người của thần Danu đã gọi Ireland là "Hòn đảo Định mệnh" (Inis Fáil, với inis là đảo và fáil là định mệnh), từ cái tên đó, ngày nay người Ireland cũng dùng chữ 'Fál' để ám chỉ tổ quốc của mình.[1] Ngoài ra chữ Fál trong tiếng Anh còn có nghĩa là hàng rào, bờ giậu, hay nghĩa là vua chúa, người cai trị. Vì vậy, cái tên Lia Fáil cũng có thể được hiểu là "Tảng đá của Ireland". Và chữ Inisfail, tức Hòn đảo Định mệnh, là một cách nói lãng mạn trữ tình để ám chỉ về Ireland[4], nó dùng giống như chữ Erin trong một số tác phẩm ái quốc và lãng mạn của Ireland vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ví dụ như bài thơ Inisfail của Aubrey Thomas de Vere.

Và cái tên Fianna Fáil, tức "chiến binh Định mệnh" (fianna có nghĩa là "chiến binh") là biệt hiệu của binh đoàn tình nguyện Ireland, xuất hiện trên đồng phục của quân đội Ireland, là từ mở đầu đoạn điệp khúc của quốc ca Ireland, và là tên của đảng Fianna Fáil.[5]

Bị phá hoại[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6 năm 2012, tảng đá bị đập phá, bị tổn hại ở 11 vị trí do bị đập bằng búa.[6] Vào tháng 5 năm 2014, lại có kẻ phá hoại tảng đá bằng cách xịt sơn xanh và đỏ lên ít nhất một nửa bề mặt của đá.[7][8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Patrick Weston Joyce (1911). The Lia Fail or Coronation Stone of Tara. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011. The third of Tara's wonders was the Lia Fail or Coronation Stone, on which the ancient kings were crowned; and the wonder of this was that it uttered a shout whenever a king of the true Scotic or Irish race stood or sat on it. And it was from this stone that Ireland received the old poetical name of Inisfail, that is, the Island of the (Lia) Fail.... The story of the removal of the Lia Fail to Scotland rests entirely on the authority of the Scottish historians. The oldest Scottish document to which it can be traced is the Rhythmical Chronicle, written it is believed at the close of the thirteenth century, from which it was borrowed later on by the two Scottish writers, John of Fordun and Hector Boece, and incorporated by both in their chronicles—those chronicles which are now universally rejected as fable. Our own countryman Geoffrey Keating, writing his history of Ireland in the seventeenth century, adopted the story after Boece (whom he gives as his authority for the prophecy); and it has been repeated by most other writers of Irish history since his time. But in no Irish authority before the time of Keating is there any mention either of the removal of the stone, or of the prophecy concerning it.
  2. ^ a b William Forbes Skene: The Coronation Stone. Edmonston & Douglas, 1869. p. 23
  3. ^ http://www.maryjones.us/ctexts/lebor4.html#55
  4. ^ Innisfail, site of massive Australia cyclone, has deep Irish roots
  5. ^ Lord Longford; Thomas P. O'Neill (1970). Éamon de Valera. Dublin. chapter 21. ISBN 978-0-09-104660-6.
  6. ^ Louise Hogan (ngày 14 tháng 6 năm 2012). “Hammer vandals damage 5,500-year-old 'Stone of Destiny'. independent.ie. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ “5,000-year-old standing stone vandalised in Meath”. rte.ie. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ “Lia Fáil on Hill of Tara in County Meath vandalised”. BBC. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2014.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Campbell, Ewan. "Royal Inauguration in Dál Riata and the Stone of Destiny." In The Stone of Destiny: artefact and icon, ed. Richard Welander et al. Society of Antiquaries of Scotland, Monograph series 22. Edinburgh: Society of Antiquaries of Scotland, 2003. 43–59.
  • FitzPatrick, Elizabeth. Royal Inauguration in Gaelic Ireland c. 1100–1600. Woodbridge, 2004.
  • Nitze, William A. "The Siege Perilleux and the Lia Fáil or 'Stone of Destiny'." Speculum 31 (1956): 258 ff.
  • Ó Broin, Tomás. "Lia Fáil: fact and fiction in tradition." Celtica 21 (1990): 393–401.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]