Liên đoàn Khoa học Vô tuyến Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên đoàn Khoa học Vô tuyến Quốc tế
Tên viết tắtURSI
Thành lập1919
LoạiTổ chức phi lợi nhuận
quốc tế về khoa học
Vị trí
  • Oost-Vlaanderen,  Bỉ
Vùng phục vụ
Thế giới Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ tịch
Nhật Bản Makoto Ando (2017-..)
Chủ quản
Hội đồng KH Quốc tế
Trang webURSI Official website

Liên đoàn Khoa học Vô tuyến Quốc tế hay Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Vô tuyến, viết tắt theo tiếng AnhURSI (International Union of Radio Science) là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học sóng Radio và ứng dụng của nó.[1]

URSI thành lập năm 1919[2], là thành viên liên hiệp khoa học của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [3], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[4]

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học Radio bao gồm các kiến thức và nghiên cứu tất cả các khía cạnh của trường điện từ và sóng. URSI chịu trách nhiệm về việc khuyến khích và phối hợp trên quy mô quốc tế các nghiên cứu, ứng dụng, trao đổi khoa học, và giao tiếp trong các lĩnh vực khoa học radio.[5]

  • Khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động quốc tế trong khoa học radio và các ứng dụng của nó, vì lợi ích của nhân loại;
  • Khuyến khích việc áp dụng các phương pháp đo lường thông thường, đối chiếu lẫn nhau, chuẩn hoá các dụng cụ đo lường được sử dụng trong đo lường khoa học;
  • Kích thích và nghiên cứu phối hợp của:
    • Các khía cạnh khoa học của viễn thông bằng sóng điện từ, hướng dẫn và không điều khiển;
    • Phát và truyền dẫn, tiếp nhận tín hiệu, và dò tìm các trường và sóng, và việc xử lý các tín hiệu nhúng trong chúng.
  • Đại diện cho khoa học radio trong công chúng nói chung, và các tổ chức công cộng và tư nhân.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

URSI có ban điều hành và các Ban chuyên môn về các lĩnh vực xác định.[6]

Ban Tên Tên tiếng Anh
Ban A Đo lường điện Electromagnetic Metrology
Ban B Trường và Sóng Fields and Waves
Ban C Hệ thống Thông tin Vô tuyến và Xử lý Tín hiệu Radiocommunication Systems and Signal Processing
Ban D Điện tử và Quang tử Electronics and Photonics
Ban E Môi trường Điện từ và Nhiễu Electromagnetic Environment and Interference
Ban F Truyền sóng và Viễn thám Wave Propagation and Remote Sensing
Ban G Radio và Truyền sóng tầng Điện ly Ionospheric Radio and Propagation
Ban H Sóng trong plasma Waves in Plasmas
Ban J Thiên văn học Vô tuyến Radio Astronomy
Ban K Điện từ trong Sinh học và Y học Electromagnetics in Biology and Medicine

Một số ban của URSI đang tham gia dự án quốc tế hợp tác với các cơ quan quốc tế khác, ví dụ như với Ủy ban Nghiên cứu Vũ trụ (COSPAR) trong dự án International Reference Ionosphere.[7]

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

URSI tổ chức Đại hội (General Assembly) ba năm một kỳ. Đại hội thứ 32 tổ chức ở Montreal, Canada từ 19 đến 26 tháng 8 năm 2017. Các Đại hội nêu trong danh sách sau:[8][9]

Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ About URSI. Lưu trữ 2013-04-13 tại Wayback Machine Truy cập 01/05/2015.
  2. ^ History of URSI. Lưu trữ 2015-08-19 tại Wayback Machine Truy cập 01/05/2015.
  3. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  4. ^ ICSU Scientific Union Member: URSI. Lưu trữ 2015-06-29 tại Wayback Machine Truy cập 01/05/2015.
  5. ^ URSI Mission Statement Lưu trữ 2013-04-13 tại Wayback Machine. Truy cập 11/06/2015.
  6. ^ URSI Scientific Commissions Lưu trữ 2016-05-20 tại Wayback Machine. Truy cập 11/06/2015.
  7. ^ Bilitza D. International Reference Ionosphere Lưu trữ 2010-10-24 tại Wayback Machine. Truy cập 11/06/2015.
  8. ^ URSI General Assemblies Lưu trữ 2015-06-12 tại Wayback Machine. Truy cập 11/06/2015.
  9. ^ URSI Structure. Presidents. Lưu trữ 2015-12-08 tại Wayback Machine Truy cập 11/06/2015.
  10. ^ URSI Publications Lưu trữ 2015-06-15 tại Wayback Machine. Truy cập 11/06/2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]