Loét Buruli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loét Buruli
Loét Buruli ở trên mắt cá chân của một người ở Ghana.
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10A31.1 (ILDS A31.120)
ICD-9-CM031.1
DiseasesDB8568
Patient UKLoét Buruli
MeSHD009165

Loét Buruli (cũng còn gọi là Loét Bairnsdale, Loét Searls, hay Loét Daintree[1][2][3]) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium ulcerans gây ra.[4] Biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu của bệnh là một u nhỏ hoặc một vùng bị sưng.[4] U nhỏ có thể chuyển thành loét.[4] Loét có thể rộng ở bên trong hơn so với ở bề mặt da,[5] và sưng ở xung quanh.[5] Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến xương.[4] Bệnh loét Buruli thường rảy ra nhất ở tay hoặc chân;[4] ít khi có sốt.[4]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

M. ulcerans phóng thích chất độc có tên là mycolactone, làm giảm chức năng hệ miễn dịch và gây nên chết mô.[4] Vi khuẩn cùng họ cũng gây bệnh lao (M. tuberculosis) và bệnh phong (M. leprae).[4] Hiện vẫn chưa rõ bệnh lây lan bằng cách nào.[4] Các nguồn nước có thể gây lan truyền bệnh.[5] Tính đến 2013, vẫn chưa có vắc xin hiệu nghiệm.[4][6]

Điều Trị[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bệnh được điều trị sớm, dùng kháng sinh trong tám tuần có hiệu quả trong 80% trường hợp.[4] Thuốc thường dùng để điều trị gồm rifampicinstreptomycin.[4] Đôi khi Clarithromycin hoặc moxifloxacin được dùng thay thế streptomycin.[4] Các phương pháp điều trị khác gồm có cắt bỏ loét.[4][7] Sau khi lành bệnh, nơi loét thường để lại vết sẹo.[6]

Dịch Tễ Học[sửa | sửa mã nguồn]

Loét Buruli xảy ra phổ biến nhất ở Châu Phi hạ Sahara thôn dã đặc biệt là Bờ Biển Ngà, nhưng cũng xảy ra ở châu Á, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ.[4] Bệnh đã xảy ra ở hơn 32 nước.[5] Có khoảng năm đến sáu ngàn ca bệnh mỗi năm.[4] Ngoài ở người ra, bệnh cũng xảy ra ở một số động vật.[4] Albert Ruskin Cook là người đầu tiên mô tả bệnh loét Buruli vào năm 1897.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ James, William D.; Berger, Timothy G (2006). Andrews' Diseases of the Skin: clinical Dermatology. Saunders Elsevier. tr. 340. ISBN 0-7216-2921-0.
  2. ^ Jean Bolognia; Jorizzo, Joseph L.; Rapini, Ronald P. (2008). Dermatology (ấn bản 2). [St. Louis, Mo.]: Mosby/Elsevier. ISBN 978-1-4160-2999-1. OCLC 212399895.
  3. ^ Lavender, Caroline J.; Senanayake, Sanjaya N.; Fyfe, Janet A. M.; Buntine, John A.; Globan, Maria; Stinear, Timothy P.; Hayman, John A.; Johnson, Paul D. R. (15 tháng 1 năm 2007). “First case of Mycobacterium ulcerans disease (Bairnsdale or Buruli ulcer) acquired in New South Wales”. The Medical Journal of Australia. 186 (2): 62–63. doi:10.5694/j.1326-5377.2007.tb00801.x. ISSN 0025-729X. PMID 17223764.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “Buruli ulcer (Mycobacterium ulcerans infection) Fact sheet N°199”. World Health Organization. tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ a b c d e Nakanaga, K; Yotsu, RR; Hoshino, Y; Suzuki, K; Makino, M; Ishii, N (2013). “Buruli ulcer and mycolactone-producing mycobacteria”. Japanese journal of infectious diseases. 66 (2): 83–8. doi:10.7883/yoken.66.83. PMID 23514902.
  6. ^ a b Einarsdottir, Thorbjorg; Huygen, Kris (tháng 11 năm 2011). “Buruli ulcer”. Human Vaccines. 7 (11): 1198–1203. doi:10.4161/hv.7.11.17751. ISSN 1554-8619. PMID 22048117.
  7. ^ Sizaire, Vinciane; Nackers, Fabienne; Comte, Eric; Portaels, Françoise (tháng 5 năm 2006). “Mycobacterium ulcerans infection: control, diagnosis, and treatment”. The Lancet. Infectious Diseases. 6 (5): 288–296. doi:10.1016/S1473-3099(06)70464-9. ISSN 1473-3099. PMID 16631549.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]