Lonomia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lonomia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Lepidoptera
Họ (familia)Saturniidae
Phân họ (subfamilia)Hemileucinae
Chi (genus)Lonomia
Walker, 1855
Tính đa dạng
14
Loài
Xem bài

Lonomia là một chi bướm trong Họ Ngài hoàng đế (Saturniidae), chúng được biết đến nhiều với tên gọi sâu róm Lonomia, được cho là các loài sâu róm độc nhất thế giới. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil. Các loài sâu róm được người dân địa phương gọi là chú hề lười biếng.

Nọc độc[sửa | sửa mã nguồn]

khác hẳn với bề ngoài hiền lành, chúng chứa trong mình một loại độc tố chết người. Nếu không may chạm phải những chiếc gai trên mình loài sâu róm này, con người có thể bị chảy máu trong, suy gan và bị chứng bệnh Huyết tan (hemolysis). Dựa trên kinh nghiệm dân bản địa, chỉ cần chạm tay vào loài sâu róm này là coi như chạm tay vào "lưỡi hái tử thần".

Chất độc của loài côn trùng chết chóc này được liệt vào danh sách những chất độc có thể gây chết người với liều lượng ít nhất. Nọc độc của loài sâu róm Lonomia là một trong những chất độc gây chết người nhanh nhất từng được phát hiện trên thế giới. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ 6 giây sau khi bị trúng độc (ít hơn 0,06 giây so với khi bị loài rắn độc nhất cắn).

Sâu róm này rất khó phát hiện. Chúng sống trên các thân cây và ẩn mình dưới lớp vỏ nhiều màu sắc. Trong nhiều trường hợp, việc phát hiện ra sự hiện diện của chúng đồng nghĩa với cái chết đã đến. Loài sâu róm Lonomia chỉ xuất hiện trong lớp vỏ màu sáng dễ phát hiện 2 hoặc 3 tháng trong năm. Thời gian còn lại, chúng ẩn mình và chuyển sang màu tối rất khó nhận thấy do đó nên tránh xa những loài sâu róm ẩn mình trong những lớp vỏ cây tại các khu rừng nhiệt đới miền Nam Brazil.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Lonomia tại Wikispecies
  • American Journal of Tropical Medicine & Hygiene article on hemolytic effects
  • Arocha-Pinango C.L., Guerrero B. (2001) Lonomia genus caterpillar envenomation: clinical and biological aspects. Haemostasis 31(3-6):288-93.
  • Gamborgi G.P., Metcalf E.B., Barros E.J. (2006) Acute renal failure provoked by toxin from caterpillars of the species Lonomia obliqua. Toxicon 47(1):68-74.
  • Pinto A.F., Silva K.R., Guimaraes J.A. (2006) Proteases from Lonomia obliqua venomous secretions: comparison of procoagulant, fibrin(ogen)olytic and amidolytic activities. Toxicon 47(1):113-21.
  • Veiga A.B., Ribeiro J.M., Guimaraes J.A., Francischetti I.M. (2005) A catalog for the transcripts from the venomous structures of the caterpillar Lonomia obliqua: identification of the proteins potentially involved in the coagulation disorder and hemorrhagic syndrome. Gene 355:11-27.