Louis của Pháp, Đại Trữ quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Louis của Pháp (1661–1711))
Louis
Dauphin nước Pháp
Chân dung của Louis bởi Hyacinthe Rigaud, năm 1697
Thông tin chung
Sinh1 tháng 11 năm 1661
Cung điện Fontainebleau, Pháp
Mất14 tháng 4 năm 1711 (49 tuổi)
Lâu đài Meudon, Pháp
An táng28 tháng 4 năm 1711
Vương cung thánh đường Thánh Denis, Pháp
Phối ngẫuNữ công tước Maria Anna của Bavaria
(kết hôn 1680-1690)
Marie Émilie de Joly de Choin
(kết hôn 1695)
Hậu duệLouis, Thái tôn nước Pháp
Philippe V, Quốc vương Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
Charles, Công tước xứ Berry
Vương tộcNhà Bourbon
Thân phụLouis XIV của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaría Teresa của Tây Ban Nha
Tôn giáoCông Giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Louis

Quốc huy của Dauphin nước Pháp

Louis của Pháp (tiếng Pháp: Louis de Bourbon; 1 tháng 11 năm 166114 tháng 4 năm 1711) là trưởng nam của Louis XIV của Pháp hay còn biết đến với vương hiệu ''Vua mặt trời''María Teresa của Tây Ban Nha. Louis từng là trữ quân cho ngai vàng nước Pháp từ khi sinh ra nhưng ông qua đời trước cả cha mình nên ông chưa bao giờ trở thành vua của Pháp.[1][2][3]

Những năm đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Louis sinh ngày 1 tháng 11 năm 1661 tại Cung điện Fontainebleau, Pháp. Ông là con đầu lòng và cũng là con trai trưởng của Pháp vương Louis XIV của PhápMaría Teresa của Tây Ban Nha. Louis được ban kính xưng Altesse Royale từ khi chào đời với tư cách là một Fils de France và ông cũng mang danh hiệu Dauphin của Pháp cho người kế vị đương nhiên. Louis được làm lễ rửa tội tại Château de Saint-Germain-en-Laye, Paris vào ngày 24 tháng 3 năm 1662 và được biết đến cái tên [Louis] theo tên cha. Cha mẹ đỡ đầu của ông khi đó là Giáo hoàng Clêmentê IXHenriette Marie của Pháp, Vương hậu Anh. Ở Pháp, có một số truyền thuyết tồn tại về cuộc đời ông được kể rằng vào thời điểm Louis chào đời có một lời tiên tri nói rằng Louis sẽ là "con trai của một vị vua, cha của một vị vua, nhưng không bao giờ là một vị vua".[4][5] Mặc dù, đây vẫn là một lời tiên tri truyền thuyết nhưng điều này đã được chứng minh theo thời gian vì ông mất trước cả cha mình và người con trai thứ hai của ông sau này đã trở thành Felipe V của Tây Ban Nha.

Như một truyền thống khá phổ biến ở cuộc sống cung đình châu âu thời điểm đó, Louis được chăm sóc bởi các bảo mẫu vương thất cho đến khi 7 tuổi ông được giao cho Charles Montausier để dạy các kỹ năng về quân sự và được Jacques-Bénigne Bossuet làm gia sư nhưng không cải thiện kết quả học tập của Louis.[6] Có lẽ vì ông không thật sự nổi trội, nền giáo dục mà ông nhận được từ triều đình Pháp phần lớn điều xoay quanh các Bài giảng về Lịch sử phổ quát và các bài học đút kết qua những câu chuyện Ngụ ngôn La Fontaine hơn là nghệ thuật điều hành vương quốc. Mặt khác, gia sư riêng của ông, Montausier dường như đã truyền cho Louis một sở thích về sưu tập cổ vật, ở tuổi thanh niên, Louis đã có hẳn bộ sưu tập nghệ thuật tráng lệ được trưng bầy ở điện Versailleslâu đài Meudon.[7]

Sự nghiệp quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Louis không đóng một vai trò quan trọng nào trong nền chính trị Pháp nhưng trong khía cạnh nào đó Louis vẫn cố gắng để trở nên nổi bật hơn với vai trò của người kế nhiệm tương lai.[8] Trong Chiến tranh Chín Năm vào năm 1688, Louis được giao nhiệm vụ đến mặt trận Rhineland. Tuy nhiên, Louis XIV dường như không thực sự đánh giá cao người con trai này, ông từng đánh giá Louis ''biếng nhác, mập mạp và đần độn''. Vì vậy trước khi chuyến đi bắt đầu Louis đã được cha dặn dò một cách nghiêm túc. Dưới sự giám hộ của Thống chế de Duras và Vauban, Louis thành công trong việc chiếm được Philippsburg ngăn cản quân địch vượt sông Rhine và xâm lược Alsace.[9][10] Chiến thắng này như một phần đã giúp khẳng định vị trí của Louis trong triều đình Pháp, cuộc khủng hoảng dẫn đến Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, trong vụ việc này vua Carlos II của Tây Ban Nha qua đời trong tình trạng không có người kế vị, nếu xét theo vai vế, Louis hoàn toàn có quyền kế vị cho ngai vàng Tây Ban Nha vì thông qua họ mẹ Carlos II là em trai mẹ ông, Vương hậu María Teresa, nhưng việc lựa chọn người kế vị về cơ bản đã bị chia rẽ giữa các bên tranh chấp Pháp và Áo, hơn thế nữa mẹ ông là con gái lớn nhất của Felipe IV của Tây Ban Nha nên việc kế vị dường như đã chiếm ưu thế hơn cho các con của María Teresa. Để cải thiện cơ hội kế vị, Louis từ bỏ quyền lợi của mình và cả quyền lợi cho con trai cả của ông, Louis, Công tước xứ Burgundy để trao cho Philippe, Công tước xứ Anjou, người con trai thứ và không có cơ may trong hàng kế thừa ngai vàng của Pháp. Cuối cùng, Carlos II mất năm 1700 và Philip, Công tước xứ Anjou kế vị sau này là Felipe V của Tây Ban Nha.[11]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Louis mất vì bệnh đậu mùa vào ngày 14 tháng 4 năm 1711 lúc 11:30 tối ở tuổi 49 trong lâu đài Meudon, Pháp. Louis qua đời khi cha ông, Louis XIV vẫn còn trên ngai vàng vì vậy con trai cả của ông, Louis, Công tước xứ Burgundy trở thành người kế vị mới của Pháp. Thi thể của ông sau đó được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Denis cùng nơi đã từng chôn cất người vợ đầu của ông, Maria Anna Victoria của Bavaria vào năm 1690.[12][13]

Hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Louis từng tỏ ý muốn kết hôn với Marie Louise d'Orléans con gái của Philippe I xứ Orléans nhưng cuộc hôn nhân này không được chấp thuận bởi cha ông, Louis XIV muốn cũng cố mối quan hệ giữa Tây Ban Nha thông qua cuộc hôn nhân giữa Marie Louise với vị vua tương lai Carlos II của Tây Ban Nha. Vào ngày 7 tháng 3 năm 1680 Louis kết hôn với Nữ công tước Maria Anna của Bavaria và sinh được 3 người con trai, trong đó người con trai thứ hai của ông sau này trở thành Felipe V của Tây Ban Nha.[14] Năm 1690, Maria Anna của Bavaria qua đời, vốn không có thiện cảm đặt biệt với vợ, Louis sau đó đã nhanh chóng bí mật kết hôn với tình nhân Marie Émilie de Joly de Choin, nhưng bà không nhận được địa vị nào từ Hoàng gia Pháp vì cuộc hôn nhân này vẫn không được chấp nhận trên danh nghĩa.[15]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lahaye, Matthieu, Louis, Dauphin de France. Fils de roi, père de roi, jamais roi, DEA directed by Joël Cornette, University of Paris VIII, 2005.
  • Lahaye, Matthieu, Louis Ier d'Espagne (1661–1700) : essai sur une virtualité politique, Revue historique, Numéro 647, PUF, Paris, Novembre 2008.
  • Lahaye Matthieu, Le fils de Louis XIV. Réflexion sur l'autorité dans la France du Grand Siècle, thèse sous la direction de Joël Cornette à l'Université Paris VIII, 2011.
  • Lahaye Matthieu, Le fils de Louis XIV. Monseigneur le Grand Dauphin, Seyssel, Champ Vallon, 2013.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ John B. Wolf, Louis XIV (1968) trang 606.
  2. ^ Erlanger, Philippe, Louis XIV , được Stephen Cox dịch từ tiếng Pháp, Nhà xuất bản Praeger, New York, 1970, tr. 177. Số danh mục thẻ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: 79-109471
  3. ^ “Genealogy Database by Daniel de Rauglaudre”.
  4. ^ “Genealogy Database by Daniel de Rauglaudre”.
  5. ^ Château dont le potager portera son nom : le potager du Dauphin
  6. ^ "Complete Genealogy of the House of Capet".
  7. ^ Lahaye, Matthieu, Louis, Dauphin de France. Fils de roi, père de roi, jamais roi, DEA directed by Joël Cornette, University of Paris VIII, 2005.
  8. ^ Dunlop, 309.
  9. ^ Le Révérend Père Nicolas Le Petit, auteur d'une Vie du duc de Montausier (1729, tome II, p. 129) affirme que le duc ne se montra pas blessé des intentions prêtées gratuitement au poète à ce sujet.
  10. ^ Claude Vigoureux, Mademoiselle de Choin, la Maintenon du Grand Dauphin, article paru dans le magazine Château de Versailles, 11, 2013.
  11. ^ Dunlop, Ian, Louis XIV, Pimlico London, 2001, tr.309
  12. ^ Château dont le potager portera son nom : le potager du Dauphin.
  13. ^ “Complete Genealogy of the House of Capet”.
  14. ^ Saint-Simon, « Caractère de Monseigneur », Mémoires, Bibliothèque de la Pléiade, 1984, vol. IV, p. 78-79.
  15. ^ John B. Wolf, Louis XIV (1968) trang 606.