Lutjanus fulvus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lutjanus fulvus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. fulvus
Danh pháp hai phần
Lutjanus fulvus
(Forster, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa

Lutjanus fulvus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh fulvus trong tiếng Latinh có nghĩa là "vàng nâu", hàm ý đề cập đến màu sắc của loài cá này (nâu tanin, nâu nhạt hoặc phớt vàng).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Đông Phi, L. fulvus được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến quần đảo Linequần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti.[1][3] L. fulvus cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam,[4][5] và cũng được tìm thấy ở vùng cửa sông.[6]

L. fulvus sống trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 35 m.[7] Rừng ngập mặn đã được chứng minh là "khu ấp trứng" đối với loài cá này, khi cá con thường được tìm thấy trong các đầm lầy ngập mặn.[8]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. fulvus là 40 cm.[7] Cá có màu nâu xám, thường có các sọc vàng dọc hai bên lườn. Bụng và vùng dưới đầu trắng. Vây lưng và vây đuôi màu nâu đỏ, vây lưng có dải đen gần rìa; cả hai đều có viền trắng hẹp ở rìa. Vây bụng, vây ngực và vây hậu môn màu vàng.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số lược mang vòng cung thứ nhất: 16–20.[9]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. fulvus là các loài cá nhỏ hơn và các loài động vật giáp xác.[7] Loài này có thể sống thọ đến ít nhất là 34 năm.[10]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

L. fulvus thường được bán tươi ở các chợ cá. Nhiều vụ ngộ độc ciguatera được báo cáo đối với loài này, đặc biệt là ở khu vực Thái Bình Dương.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. (2016). Lutjanus fulvus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194377A2325959. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194377A2325959.en. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Holocentrus fulvus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  5. ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ Hoàng Ngọc Thảo; Nguyễn Thị Yến; Hồ Anh Tuấn; Nguyễn Kim Tiến (2017). “Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá vùng cửa sông Mai Giang, huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, Nghệ An” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus fulvus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Nakamura, Yohei; Horinouchi, Masahiro; Shibuno, Takuro; Tanaka, Yoshiyuki; Miyajima, Toshihiro; Koike, Isao; Kurokura, Hisashi; Sano, Mitsuhiko (2008). “Evidence of ontogenetic migration from mangroves to coral reefs by black-tail snapper Lutjanus fulvus: stable isotope approach” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 355: 257–266. doi:10.3354/meps07234. ISSN 0171-8630.
  9. ^ Gerald R. Allen (1985). “Lutjanus” (PDF). Vol.6. Snappers of the world. Roma: FAO. tr. 82. ISBN 92-5-102321-2.
  10. ^ Shimose, Tamaki; Nanami, Atsushi (2014). “Age, growth, and reproductive biology of blacktail snapper, Lutjanus fulvus, around the Yaeyama Islands, Okinawa, Japan”. Ichthyological Research. 61 (4): 322–331. doi:10.1007/s10228-014-0401-3. ISSN 1616-3915.