Máy đo thủy triều
Máy đo thủy triều, Thủy triều kế, hoặc máy ghi mực nước biển (tên thương phẩm là Mareograph hoặc marigraph) là thiết bị đo sự thay đổi mực nước biển so với mốc độ cao địa hình của điểm đo đạc.[1][2]
Máy đo thủy triều được phát triển vào thế kỷ 19, hoạt động tự động hóa việc đọc định kỳ vào thời các điểm xác định trong ngày [3][4]. Tại mỗi trạm quan trắc xử lý số liệu ghi được của nhiều năm sẽ cho phép xác định mực nước trung bình với độ chính xác đến centimet, và được sử dụng làm độ cao tham chiếu của trắc đạc quốc gia. Mức độ của mực nước biển trung bình này xấp xỉ bằng Geoid.[5][6]
Các thành phần
[sửa | sửa mã nguồn]Máy đo thủy triều gồm có hai thành phần chính, gồm Cảm biến đo mực nước, và khối số liệu gồm có phần chuyền tải lưu trữ hiển thị số liệu.
- Máy đo mực nước hay Cảm biến đo mực nước, là bộ phận xác định giá trị mực nước và đặt tại điểm quan trắc, là vị trí thích hợp ở vùng nước cần quan trắc. Những máy đo phục vụ kiểm tra trực quan thì lắp thước đo để hiển thị tại chỗ. Các quan trắc từ xa thì dùng cảm biến chuyển số liệu thành tín hiệu điện, ngày nay thường được số hóa tại chỗ và truyền đến trạm quan trắc theo các giao thức mạng.
- Hệ thống thu thập, hiện và lưu trữ xử lý số liệu. Hiện nay có cả hai dạng là lưu số liệu ở bộ nhớ nội, và/hoặc truyền số liệu về trạm điều khiển ở xa.[7][8]
Khi lắp đặt cảm biến thì phải thực hiện việc đo liên kết tọa độ và độ cao điểm đặt cảm biến theo cấp độ chính xác cần thiết. Các trạm này được chia ra trạm quan trắc quốc gia, và trạm tạm thời phục vụ dự án vùng hẹp.
Tại Việt Nam năm 2019 có 6 trạm hải văn đặc biệt quan trọng là Hòn Dấu, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Phú Quốc, Nha Trang, DK1-7. Ngoài ra là các trạm địa phương ở dọc bờ biển.[9]
-
Cột đo mực nước
-
Bộ phận ghi băng số liệu
-
Cảm biến Máy đo thủy triều
-
Trạm đo ở Portugalete, Vizcaya, Tây Ban Nha
-
Trạm đo Rance ở Saint-Malo (Pháp), xây dựng năm 1844, đến nay vẫn hoạt động
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ International Tsunami Information Center. “4. Tide, Mareograph, Sea Level”. UNESCO. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
- ^ Ian Shennan, Antony J. Long, Benjamin P. Horton biên tập (2015). Handbook of Sea-Level Research. Wiley. tr. 557. ISBN 978-1-118-45257-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ “History of tide gauges”. Tide Observation. Geospatial Information Authority of Japan. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2019.
- ^ Tide gauge history UK National Oceanographic Centre Lưu trữ 2015-08-24 tại Wayback Machine
- ^ “Obtaining Tide Gauge Data”. Permanent Service for Mean Sea Level. PSMSL. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Other Long Records not in the PSMSL Data Set”. PSMSL. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2019.
- ^ “ioBridge Apps - Ockway Bay Tide Levels”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Remote Monitoring a MaxSonar®”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
- ^ Bảng triều Lưu trữ 2019-10-20 tại Wayback Machine. Viện Kỹ thuật Biển Việt Nam, 2019. Truy cập 5/11/2019.
- ^ “The Kronstadt sea-gauge”. Your Guide in St Petersburg. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2019. With explanatory diagram showing Lea-type float gauge and stilling-well.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Historical Examples Lưu trữ 2013-01-05 tại Wayback Machine Brown University
- Mean Sea Level Explanation Lưu trữ 2012-10-19 tại Wayback Machine
- NOAA Tide Data