Mướp hương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mướp hương
Mướp hương
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Magnoliopsida
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Chi (genus)Luffa
Loài (species)L. cylindrica
Danh pháp hai phần
Luffa cylindrica
(L.) M.Roem.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Bryonia cheirophylla Wall.
  • Cucumis pentandrus Roxb. ex Wight & Arn.
  • Luffa acutangula var. subangulata (Miq.) Cogn.
  • Luffa aegyptiaca Mill.
  • Luffa aegyptiaca var. leiocarpa (Naudin) Heiser & E.E. Schill.
  • Luffa aegyptiaca var. peramara F.M.Bailey
  • Luffa cylindrica var. insularum (A.Gray) Cogn.
  • Luffa cylindrica var. leiocarpa Naudin
  • Luffa cylindrica var. minima Naudin
  • Luffa insularum A.Gray
  • Luffa leucosperma M.Roem.
  • Luffa pentandra Roxb.
  • Luffa petola Ser.
  • Luffa subangulata Miq.
  • Luffa sylvestris Miq.
  • Melothria touchanensis H. Lév.
  • Momordica carinata Vell.
  • Momordica cylindrica L.
  • Momordica luffa L.
  • Momordica reticulata Salisb.
  • Poppya fabiana K.Koch
  • Turia cordata Forssk. ex J.F Gmel.
  • Turia cylindrica Forssk. ex J.F Gmel.
  • Turia sativa Forssk.

Mướp[2] hay mướp ta, mướp hương,[3] mướp gối (danh pháp khoa học: Luffa cylindrica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí, được (L.) M.Roem. mô tả khoa học lần đầu năm 1846.[1] Nguồn gốc bản địa của cây được cho là ở Đông Nam Á và Nam Á, nhưng có ý kiến cho rằng xuất hiện sớm nhất ở Tây Phi [4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Quả mướp hương trên giàn

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.

Thành phần hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các amino acid tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thủy phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây mướp hương được trồng để lấy quả xanh và được dùng như một loại rau, hoặc được trồng làm cảnh. Xơ từ quả chín được dùng làm vật cọ rửa. Mướp hương cũng được sử dụng trong đông y.

Sử dụng trong đông y[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phận dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Xơ mướp (retinervus Luffae Fructus), thường gọi là Ty qua lạc, Quả tươi (Fructus Luffae), thường gọi là Sinh ty qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.

Tính vị, tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Tính vị

  • Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thủng.
  • Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.
  • Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
  • Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
  • Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
  • Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.

Công dụng

  • Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
  • Xơ Mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thủy thủng.
  • Lá dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng khát; dùng ngoài trị vết thương chảy máu ghẻ lở, bệnh mụn.
  • Hạt dùng trị ho nhiều đờm, giun đũa, đái khó.
  • Dây Mướp dùng trị đau lưng, ho, viêm mũi, viêm nhánh khí quản.
  • Rễ dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi.

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b The Plant List (2013). Luffa cylindrica. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 103.
  3. ^ Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 569.
  4. ^ Heuzé V., Tran G., Lebas F., 2017. Luffa (Luffa aegyptiaca). Feedipedia, trang thông tin của INRA, CIRAD, AFZ và FAO. https://www.feedipedia.org/node/626

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]