Mục Nhĩ Cáp Tề

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Murgaci
Đa La Bối lặc
Thông tin cá nhân
Sinh1561
Mất1620
An nghỉLăng Đông Kinh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tháp Khắc Thế
Thân mẫu
Lý Giai thị
Anh chị em
Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Nhã Nhĩ Cáp Tề, Ba Nhã Lạt, Thư Nhĩ Cáp Tề
Hậu duệ
Vụ Đạt Hải, Lạt Thế Tháp, Hán Đại
Truy phong
Thụy hiệu
Dũng Tráng
1653, bởi Thuận Trị
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᠮᡠᡵᡤᠠᠴᡳ
AbkaiMurgaqi
MöllendorffMurgaci
Tên tiếng Trung
Phồn thể穆爾哈齊
Giản thể穆尔哈齐

Mục Nhĩ Cáp Tề (1561 - 1620), Ái Tân Giác La, là con trai thứ hai của Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế, em trai của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông là người thiện chiến và dũng cảm, luôn là người đi đầu trong các trận chiến.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Mục Nhĩ Cáp Tề sinh vào năm Minh Gia Tĩnh thứ 40 (1561) ở Hách Đồ A Lạp. Mẹ ông là Thứ phi Lý Giai thị, con gái của Cổ Lỗ Lễ (古鲁礼).[1]

Vào năm Minh Vạn Lịch thứ 13 (1585), Mục Nhĩ Cáp Tề theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích thảo phạt bộ Triết Trần (哲陳部, Jecen aiman), do vừa mới khởi binh, nhân lực còn có hạn, nên chỉ xuất 500 binh. Trong khi xuất trinh đã gặp lũ lụt, cuối cùng chỉ còn 80 người: 50 người mặc miên giáp, 30 mặc thiết giáp, chuẩn bị phát động tiến công. Tuy nhiên, thủ lĩnh Gia Cáp bộ đã phái người mật báo cho thủ lĩnh Triết Trần bộ, bởi vậy Triết Trần tập hợp tại các khu vực Mạc Hà, Chương Giáp, Bả Nhĩ Đạt, Tát Nhĩ Hồ. Tuy nhiên, cuối cùng quân của Nỗ nhĩ Cáp Xích đã đại thắng.

Về sau Mục Nhĩ Cáp Tề luôn lập chiến công, được ban hiệu "Thanh Ba Đồ Lỗ" (靑巴图鲁), dịch sang tiếng Hán là "Thành Nghị" (诚毅).

Năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), giờ Tỵ ngày 10 tháng 9 (âm lịch) Mục Nhĩ Cáp Tề qua đời, thọ 60 tuổi. Nỗ Nhĩ Cáp Xích tự mình tế mộ. Ông được an táng ở Đông Kinh lăng, thuộc Liêu Dương.

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Mục Nhĩ Cáp Tề được truy phong làm Đa La Bối lặc, thụy "Dũng Tráng" (勇壮), tức Đa La Thành Nghị Dũng Tráng Bối lặc.[2]

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu Kim duy trì chế độ "Đa thê đa thiếp", tất cả người vợ được "thú" đều là đích thê, không phải vợ mất tái giá.

  • Nguyên phối: Mã Giai thị (马佳氏), con gái của Ngạch Tư Đồ Mông Cổ (额思图蒙古).
  • Kế thất: Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏), con gái của Lai Lộc Hồn (来禄浑).
  • Tam thú thê: Tha Tháp Lạt thị (他塔喇氏), con gái của Tề Tam (齐三).
  • Tứ thú thê: A Nhan Giác La thị (阿颜觉罗氏), con gái của Ba Tháp (巴塔).
  • Ngũ thú thê: Nạp Lạt thị (纳喇氏), con gái của Diệp Hách Bối lặc Yến Chư (晏诸).

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu duệ của Mục Nhĩ Cáp Tề đều được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ nhưng khác "tộc" khác nhau.

  1. Tát Cáp Liêm (薩哈廉, 1581 - 2 tháng 3 năm 1623), mẹ là Mã Giai thị. Có 2 con trai nhưng đều vô tự.
  2. Đạt Nhĩ Sát (達爾察, 1582 - 1635), mẹ là Mã Giai thị. Năm 1653 truy phong Phụ quốc công, thụy "Cương Nghị" (刚毅), tức Phụng ân Phụ quốc Cương Nghị công. Có 4 con trai. Được an táng ở Đông Kinh lăng, thuộc Liêu Dương, được ban thưởng bia biểu mộ. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ nhất tộc.
    • Con trai thứ 4: Mục Thanh (穆靑, 1620 - 1673), mẹ là Nạp Lạt thị - con gái của Ô Lạp Bối lặc Ngô Tam Thái (吴三泰). Năm 1645 được phong Phụng ân Tướng quân, 4 năm sau tấn phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Năm 1651 thăng Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân, 2 tháng sau tấn phong Phụ quốc công. Năm 1658 nhậm chức Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ. Sau khi qua đời được truy thụy "Khác Hậu" (悫厚), tức Phụng ân Phụ quốc Khác Hậu công. Đích thê là Nữu Hỗ Lộc thị, con gái của Thượng thư Xa Nhĩ Cách Nghi (车尔格宜) - con trai của Ngạch Diệc Đô. Có 10 con trai. Được an táng ở Hồ Gia Lâu, bên ngoài Triêu Dương môn ở Bắc Kinh, được ban thưởng bia biểu mộ.
      • Con trai thứ 4: Lặc Tắc Lễ (勒塞禮, 1655 - 1717), mẹ là Vương Giai thị - con gái của Kỵ đô úy Bố Lâm Tôn (布林孙). Năm 1669 được phong Tam đẳng Phụng ân Tướng quân. Năm 1694 nhậm Hữu vệ Hộ quân Tham lĩnh. Năm 1697 nhờ vào quân công mà được thăng Nhị đẳng Phụng quốc Tướng quân, kiêm Nhất vân kỵ úy. Từng nhậm Phó đô thống Tương Bạch kỳHắc Long Giang, Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ. Có 10 con trai.
  3. Thạc Bật Tắc (碩弼塞, 1600 - ?), mẹ là A Nhan Giác La thị. Vô tự.
  4. Vụ Đạt Hải (務達海, 1601 - 1655), mẹ là A Nhan Giác La thị. Năm 1639 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Năm 1645 tấn phong Nhị đẳng, 2 năm sau lại tấn Nhất đẳng rồi Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. Từng nhậm Phó đô thống Tương Bạch kỳ, Hình bộ Thị lang, Nghị chính đại thần, Đô sát viện Tả đô Ngự sử. Năm 1651 được phong Bối tử. Sau khi qua đời được truy thụy "Tương Mẫn" (襄敏), tức Cố Sơn Tương Mẫn Bối tử. Có 7 con trai. Được an táng ở bên ngoài Triêu Dương môn 10 dặm, được ban thưởng bia ghi công biểu mộ. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ cửu tộc.
    • Con trai thứ 6: Thác Khắc Thác Tuệ (托克托慧, 1633 - 1673), mẹ là Nữu Hỗ Lộc thị - con gái của Ngạch Diệc Đô. Năm 1649 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân, 2 năm sau tấn phong Trấn quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Thuần Hòa" (纯和), tức Phụng ân Trấn quốc Thuần Hòa công. Có 9 con trai.
      • Con trai thứ 8: Dương Phúc (揚福, 1665 - 1715), mẹ là Đông Giai thị - con gái của Đầu đẳng Thị vệ Cáp Cáp Phí Dương Cổ (哈哈费杨古). Năm 1679 được phong Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân. Năm 1693 nhậm Hữu vệ Hộ quân Tham lĩnh. Năm 1696 có công theo quân chinh phạt Cát Nhĩ Đan, 1 năm sau nhờ quân công thăng Nhị đẳng Phụng quốc Tướng quân kiêm Nhất vân kỵ úy. Từng nhậm Phó đô thống của Hữu vệ, Mông Cổ Chính Bạch kỳThịnh Kinh, Tướng quân của Ninh Cổ ThápHắc Long Giang. Sau được tập tước của cha, được phong Bất nhập Bát phân Trấn quốc công, sau khi qua đời được truy thụy "Tương Nghị" (襄毅), tức Bất nhập bát phân Trấn quốc Tương Nghị công. Có 20 con trai.
  5. Hán Đại (漢岱, 1606 - 1656), mẹ là A Nhan Giác La thị. Sơ phong Nhất đẳng Phụng quốc Tướng quân, thụ Hộ quân Đô thống. Năm 1638 nhậm Nghị chính đại thần. Năm 1644 nhờ quân công tấn phong Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. Năm 1646 tấn phong Nhất đẳng Trấn quốc Tướng quân, 1 năm sau lại thăng Phụ quốc công. Năm 1651 nhờ quân công tấn phong Trấn quốc công. Từng nhậm Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳChính Lam kỳ, Thượng thư Binh bộLại bộ. Năm 1654 cách tước Trấn quốc công,1 năm sau được tặng hàm Thái tử Thái bảo, khôi phục Trấn quốc Tướng quân phẩm cấp. Kế thê là Nạp Lạt thị - con gái của Ô Lạp Bối lặc Ngô Tam Thái (吴三泰). Có 5 con trai. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ nhị tộc.
    1. Hải Lan (海蘭, 1623 - 1655), mẹ là Nạp Lạt thị - con gái của Đạt Nhĩ Hán (达尔汉). Năm 1645 phong Phụng ân Tướng quân. Năm 1649 tấn phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân, 2 năm sau thăng Phụ quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Khác Hậu" (悫厚), tức Phụng ân Phụ quốc Khác Hậu công. Có tám con trai.
    2. Tịch Bố Tích Luân (席布錫倫, 1639 - 1651), mẹ là Nạp Lạt thị - con gái của Đạt Nhĩ Hán (达尔汉). Năm 1649 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân, 2 năm sau thăng Phụ quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Điệu Mẫn" (悼愍), tức Phụng ân Phụ quốc Điệu Mẫn công. Có 2 con trai.
    3. Tung Bố Đồ (嵩布圖, 1632 - 1652), mẹ là Nạp Lạt thị - con gái của Đạt Nhĩ Hán (达尔汉). Năm 1649 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân, 2 năm sau thăng Phụ quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Hoài Tư" (怀思), tức Phụng ân Phụ quốc Hoài Tư công. Có 2 con trai.
  6. Cát Ba Lạt (噶巴喇, 1607 - 1618), mẹ là A Nhan Giác La thị. Vô tự.
  7. Tháp Hải (塔海, 1612 - 1665), mẹ là A Nhan Giác La thị. Năm 1645 được phong Phụng ân Tướng quân. Năm 1651 được thăng Phụ quốc công. Kế thê là Đông Giai thị - con gái của Đầu đẳng Thị vệ Cáp Cáp Phí Dương Cổ (哈哈费杨古). Có 8 con trai. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ tam tộc.
  8. Đường Khách (唐喀, 1614 - 1623), mẹ là A Nhan Giác La thị. Chết yểu.
  9. Hỗ Thế Tháp (祜世塔, 1615 - 1663), mẹ là A Nhan Giác La thị. Năm 1645 được phong Phụng ân Tướng quân. Năm 1651 được thăng Phụ quốc công. Có 11 con trai. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ ngũ tộc.
  10. Lạt Thế Tháp (喇世塔, 1617 - 1660), mẹ là A Nhan Giác La thị. Năm 1645 được phong Phụng ân Tướng quân. Năm 1651 được thăng Phụ quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Khác Hy" (恪僖), tức Phụng ân Phụ quốc Khác Hy công. Có 1 con trai. Được an táng bên ngoài Triêu Dương môn, được ban thưởng bia biểu mộ. Con cháu được phân vào Tả dực Viễn chi Tông thất Chính Lam kỳ Đệ thập nhị tộc.
  11. Hoan Tề Phí Dương Cổ (歡齊費揚古, 1619 - 1621), mẹ là A Nhan Giác La thị. Chết yểu.

Con gái[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thứ nữ gả cho Kỵ đô úy Xa Nhĩ Cách – con trai thứ ba của Nhất đẳng công Ngạch Diệc Đô và Quận chúa Ái Tân Giác La thị, con gái của Vũ Công Quận vương Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ.
  • Tứ nữ gả cho Khang Quả Lễ (康果禮) thuộc Na Mục Đô Lỗ thị.
  • Cửu nữ gả cho Nhất đẳng nam Cách Ba Khố (格巴庫) thuộc Diệp Hách Na Lạp thị.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc điệp, tr. 6527, Quyển 13, Đinh 1
  2. ^ Triệu Nhĩ Tốn. “Thanh sử cảo, Liệt truyện nhị”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ a b “阿古都督世系的《永陵喜塔腊氏谱书》”. Văn hóa Mãn tộc. 24 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Thế phả quân chủ nhà Thanh
quá kế
Thanh Thủy Tổ
Bố Khố Lý Ung Thuận
Phạm Sát
Thanh Triệu Tổ
Mạnh Đặc Mục
Sung Thiện
Thỏa LaTích Bảo Tề Thiên Cổ
Thanh Hưng Tổ
Phúc Mãn
Thanh Cảnh Tổ
Giác Xương An
?–1583
Thanh Hiển Tổ
Tháp Khắc Thế
?–1583
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
1559–1616–1626
Trang Thân vương
Thư Nhĩ Cáp Tề
1564–1611
Lễ Thân vương
Đại Thiện
1583–1648
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1592–1626–1643
Duệ Thân vương
Đa Nhĩ Cổn
1612–1650
Dự Thân vương
Đa Đạc
1614–1649
Trịnh Thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599–1655
Khắc Cần Quận vương
Nhạc Thác
1599–1639
Dĩnh Thân vương
Tát Cáp Lân
1604–1636
Túc Thân vương
Hào Cách
1609–1647
Trang Thân vương
Thạc Tắc
1627–1654
Thanh Thế Tổ
Phúc Lâm
1638–1643–1661
Thuận Thừa Quận vương
Lặc Khắc Đức Hồn
1619–1652
Thanh Thánh Tổ
Huyền Diệp
1654–1661–1722
Thanh Thế Tông
Dận Chân
1678–1723–1735
Di Thân vương
Dận Tường
1686–1730
Thanh Cao Tông
Hoằng Lịch
1711–1735–1796
Thanh Nhân Tông
Ngung Diễm
1760–1796–1820
Khánh Hi Thân vương
Vĩnh Lân
1766–1820
Thanh Tuyên Tông
Mân Ninh
1782–1820–1850
Đôn Thân vương
Miên Khải
1795–1838
Thụy Thân vương
Miên Hân
1805–1828
Bối tử
Miên Đễ
1811–1849
Bất nhập bát phân
Phụ quốc công
Miên Tính
1814–1879
Thanh Văn Tông
Dịch Trữ
1831–1850–1861
Cung Thân vương
Dịch Hân
1833–1898
Thuần Thân vương
Dịch Hoàn
1840–1891
Đôn Thân vương
Dịch Thông
1831–1889
Thụy Quận vương
Dịch Chí
1827–1850
Khánh Thân vương
Dịch Khuông
1838–1917
Thanh Mục Tông
Tái Thuần
1856–1861–1875
Thanh Đức Tông
Tái Điềm
1871–1875–1908
Thuần Thân vương
Tải Phong
1883–1951
Đoan Quận vương
Tái Y
1856–1922
Thanh Cung Tông
Phổ Nghi
1906–1908–1912–1967
Phổ Tuấn
1885–1942