MOVE

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

MOVE là một nhóm giải phóng người da đen hoạt động ở Philadelphia. Nhóm được thành lập bởi John Africa (tên khai sinh Vincent Leaphart) vào năm 1972. Nhóm này sống theo cộng đồng và thường xuyên tham gia vào các cuộc biểu tình công khai chống lại nạn phân biệt chủng tộc, sự đàn áp của cảnh sát, và các vấn đề khác.

Nhóm được biết đến bởi hai cuộc xung đột lớn với Sở Cảnh sát Philadelphia. Năm 1978, một cuộc xung đột đã dẫn đến cái chết của một sĩ quan cảnh sát, làm bị thương nhiều người khác và án chung thân cho chín thành viên của nhóm. Năm 1985, một cuộc xung đột khác kết thúc bằng hai quả bom được thả từ trực thăng cảnh sát vào căn nhà nơi mà các thành viên MOVE trú ẩn trên đại lộ Osage. Mười một thành viên của MOVE thiệt mạng, trong đó có Africa và năm trẻ em. Lửa phá hủy 65 ngôi nhà và lan rộng trên các mặt báo.[1]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

MOVE từng được gọi là Christian Movement for Life, khi nó được lập ra vào năm 1972. Sáng lập viên, John châu Phi, cơ bản là một người mù chữ[2], cho nên ông ấy phải đọc cho Donald Glassey, một nhà hoạt động xã hội từ trường Đại Học bang Pennsylvania, viết lại thành tài liệu The Guideline. Africa và những người theo ông ta, hầu hết là người Mỹ gốc Phi thường để tóc tết. Họ chủ trương một hình thức cực đoan của chính trị xanh và trở lại một xã hội săn bắn hái lượm khi tuyên bố phản đối của họ đối với khoa học, y học và công nghệ.[3] Giống như John Africa, những người theo ông ta đổi họ thành Africa để hiện sự tôn kính với lục địa quê hương của họ.[4][5][6]

Các thành viên MOVE của John Africa sống cộng đồng trong một ngôi nhà sở hữu bởi Glassey trong Làng Powelton phần của Tây Philadelphia. Họ dựng lên loa, tổ chức các cuộc biểu tình chống lại các tổ chức mà họ phản đối, như sở thú (MOVE có quan điểm cứng rắn về quyền động vật). Các hoạt động của MOVE đã thu hút sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan thực thi pháp luật.[7][8]

Vụ đấu súng năm 1978[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng tám, năm 1978, một sự kết thúc đẫm máu sau một năm tranh chấp với cảnh sát về phán quyết của tòa án yêu cầu MOVE chuyển khỏi một ngôi nhà ở Làng Powelton số 311 N 33rd Street.[9][10] Khi cảnh sát thực hiện xâm nhập, thì có tiếng súng nổ và cảnh sát James J. Ramp đã bị giết bằng một phát súng phía sau gáy. Đại diện của MOVE cho rằng viên cảnh sát đang đứng đối diện với căn nhà vào lúc đó và từ chối trách nhiệm đối với cái chết của viên cảnh sát. Bảy viên cảnh sát khác, năm nhân viên cứu hỏa, ba thành viên MOVE, và ba người qua đường cũng bị thương.

Chín thành viên của MOVE đã bị kết án tối đa là 100 năm trong tù cho hành vi giết người cấp độ ba. Bảy trong số chín người đã đủ điều kiện ân xá vào mùa xuân năm 2008, nhưng đã từ chối nó. Điều trần ân xá hiện nay diễn ra hàng năm.[11][12]

Trong năm 1998, ở tuổi 47, Merle Africa chết trong tù.[13] Trong 2015, ở tuổi 59, Phil Africa chết trong tù.[14] Bảy người còn lại là Chuck Africa, Michael Africa, Debbie Africa, Janet Africa, Janine Africa, Delbert Africa, và Eddie Africa.

Vụ đánh bom năm 1985[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 1981, MOVE chuyển đến ngôi nhà số 6221 đại lộ Osage trong khu vực Cobbs Creek, Tây Philadelphia. Sau khi chuyển đến, trong nhiều năm, các nhà làng giềng liên tục phàn nàn về các thông điệp chính trị được MOVE phát qua loa.[15] Tuy nhiên, loa bị hư và không thể hoạt động trong ba tuần trước vụ thả bom vào ngôi nhà.

Cảnh sát lấy được lệnh bắt bốn người cư ngụ với những tội như không tuân thủ phán quyết của tòa án, sở hữu vũ khí bất hợp pháp, và đe dọa khủng bố.[1] Thị trưởng Wilson Goode và ủy viên cảnh sát Gregore J. Sambor đã xác định MOVE như là một tổ chức khủng bố.[16] Vào 13 tháng 5 năm 1985, cảnh sát, cùng với quản lý thành phố Leo Brooks, đến dọn sạch tòa nhà và thực hiện lệnh bắt giữ.[16] Việc này dẫn đến một vụ đấu súng với cảnh sát,[17] những người đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà. Cảnh sát đã nói các thành viên MOVE đã bắn vào họ, một cuộc đọ súng diễn ra.[18] Ủy viên Sambor sau đó ra lệnh thả bom ngôi nhà.[18] Từ một máy bay trực thăng, trung úy Frank Powell đã tiến hành bỏ hai quả bom loại một-pound (mà cảnh sát nhắc đến như là "thiết bị mở đường"[16]) làm bằng nước gel nổ được cung cấp bởi FBI.[19]

Vụ nổ đã gây lửa phá hủy khoảng 65 ngôi nhà gần đó. Những người lính cứu hỏa đã sớm có mặt từ trước, đã được ra lệnh để yên cho đám cháy bùng lên. Các sĩ quan cho rằng họ lo sợ các thành viên của MOVE sẽ bắn vào các lính cứu hỏa.[6][18][19][20] Mười một người (John Africa, năm người lớn khác và năm đứa trẻ từ 7 đến 13 tuổi) chết trong đám lửa và hơn 250 người bị mất nhà ở.[21] Ramona Africa, một trong hai người sống sót, nói rằng cảnh sát bắn vào những người cố gắng thoát thân.[22]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trippett, Frank (27 tháng 5 năm 1985). “It Looks Just Like a War Zone”. TIME. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ “John Africa”. books.google.com. Google. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ “An inauspicious beginning”. philly.com. philly.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ John Anderson and Hilary Hevenor, Burning Down the House: MOVE and the tragedy of Philadelphia, W.W. Norton & Co., 1987, ISBN 0-393-02460-1
  5. ^ “CNN - Philadelphia, city officials ordered to pay $1.5 million in MOVE case - June 24, 1996”. cnn.com.
  6. ^ a b 25 Years Ago: Philadelphia Police Bombs MOVE Headquarters Killing 11, Destroying 65 Homes democracynow.org.
  7. ^ 'Let The Fire Burn': A Philadelphia Community Forever Changed”. npr.org. NPR. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Survivor Remembers Bombing Of Philadelphia Headquarters”. philadelphia.cbslocal.com. CBS Philly. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ The video from all the documentaries was shot from 310 N 33rd Street facing East-Northeast
  10. ^ “Nose to Nose: Philadelphia confronts a cult”. TIME magazine. 14 tháng 8 năm 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.
  11. ^ Emilie Lounsberry (28 tháng 2 năm 2008). “MOVE members due for parole hearing”. The Philadelphia Inquirer. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ Lounsberry, Emilie (5 tháng 6 năm 2008). “MOVE members denied parole”. The Philadelphia Inquirer newspaper. tr. B06.
  13. ^ Move Death Merle Africa's Demise Labeled `Suspicious'
  14. ^ Phil Africa, of Black-Liberation Group Move, Long in Prison, Dies at 59
  15. ^ Abu-Jamal, Mumia; Bin Wahad, Dhoruba; Shakur, Assata (1993). Still Black, Still Strong. South Pasadena, CA: Semiotext(e). tr. 128. ISBN 9780936756745.
  16. ^ a b c Shapiro, Michael J (17 tháng 6 năm 2010). The Time of the City: Politics, Philosophy and Genre. Routledge. tr. 108. ISBN 9781136977879.
  17. ^ Account of 1985 incident from USA Today.
  18. ^ a b c Stevens, William K. (14 tháng 5 năm 1985). “Police Drop Bomb on Radicals' Home in Philadelphia”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
  19. ^ a b Frank Trippett (27 tháng 5 năm 1985). “It Looks Just Like a War Zone”. TIME magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009. The Move property on Osage Avenue had become notorious for its abundant litter of garbage and human waste and for its scurrying rats and dozens of dogs. Bullhorns blared forth obscene tirades and harangues at all times of day and night. MOVE members customarily kept their children out of both clothes and school. They physically assaulted some neighbors and threatened others.
  20. ^ Brian Jenkins (2 tháng 4 năm 1996). “MOVE siege returns to haunt city”. CNN.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
  21. ^ Terry, Don (25 tháng 6 năm 1996). “Philadelphia Held Liable For Firebomb Fatal to 11”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  22. ^ “Philadelphia MOVE Bombing Still Haunts Survivors”. NPR. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.