Mai Châu (diễn viên)
Mai Châu | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Mai Thị Châu |
Ngày sinh | 10 tháng 1, 1927 |
Nơi sinh | Vinh, Nghệ An |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Gia đình | |
Chồng | Vũ Kỳ Lân |
Con cái | Vũ Khánh |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (1997) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1956 – 2015 |
Vai diễn | Lệ Mỹ trong Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn |
Mai Châu (sinh ngày 10 tháng 1 năm 1927) là một nữ diễn viên Việt Nam nổi tiếng từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20 qua các bộ phim như Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, Kén rể, Chuyến xe bão táp. Bà đã được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1996.[1]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Mai Châu tên đầy đủ là Mai Thị Châu, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1927 tại thành phố Vinh. Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà tham gia lực lượng phụ nữ Cứu quốc và sau đó là tự vệ của thành phố Vinh. Đến tháng 12 cùng năm, bà lên đường vào chiến trường miền Nam trong đoàn phụ nữ úy lạo chiến sỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bà tiếp tục ở lại miền Nam và tham gia công tác văn nghệ trong Đoàn Tuyên truyền Giải phóng quân. Năm 1947, bà trở thành diễn viên đoàn kịch Tiền Tuyến. Lúc bấy giờ, trưởng đoàn văn công ở chiến trường là nhà văn Nguyễn Tuân. Năm 1956, bà chính thức được nhận vào Xưởng phim Việt Nam (nay là Hãng phim truyện Việt Nam) và bắt đầu công tác trong bộ phận lồng tiếng cùng các diễn viên Trịnh Thịnh, Đức Hoàn. Về sau, cả nhóm đã tham gia thi tuyển diễn viên và được chọn làm diễn viên chính thức của Xưởng phim.
Bên cạnh nghề diễn viên, Mai Châu còn là chủ của chuỗi cửa hàng áo cưới mang tên mình nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ 20.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Phim điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1959 | Chung một dòng sông | NSND Nguyễn Hồng Nghi, NSND Phạm Kỳ Nam | [a] | ||
1960 | Cô gái công trường | Mẹ Mận | NSƯT Nguyễn Tiến Lợi | [2] | |
1961 | Vợ chồng A Phủ | Đầy tớ gái | NSND Mai Lộc | [b] | [3] |
1962 | Khói trắng | Vợ Quyết | NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, Lê Thiều | ||
1963 | Chị Tư Hậu | Chị Mười Hợi | NSND Phạm Kỳ Nam | [a] | |
1964 | Đi bước nữa | Vợ Bình Mâu | NSND Mai Lộc, NSND Trần Vũ | [4] | |
1969 | Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn | Lệ Mỹ | NSND Nguyễn Khắc Lợi, Hoàng Thái | [5][6] | |
1972 | Truyện vợ chồng anh Lực | Bà Sơ | NSND Trần Vũ | [a] | |
1974 | Cách sống của tôi | Bà Bình | Nguyễn Đỗ Ngọc | ||
1975 | Kén rể | Mẹ Nga | NSND Phạm Văn Khoa | ||
1976 | Sao tháng Tám | Bà Phó Đoan | NSND Trần Đắc | [c] | |
1977 | Chuyến xe bão táp | Bà Tình | NSND Trần Vũ | [d] | |
1980 | Chuyện đời không đơn giản | Bà Yến | NSƯT Vũ Phạm Từ | ||
1981 | Chị Dậu | Vợ Nghị Quế | NSND Phạm Văn Khoa | [7][8] | |
1982 | Làng Vũ Đại ngày ấy | Vợ Bá Kiến | [9] | ||
Phút 89 | Bà cô Chi | Quốc Long | |||
1989 | Lá ngọc cành vàng | Bà Phủ | Vũ Châu, Phó Bá Nam | [5] | |
Nửa chừng xuân | Bà Phán | NSƯT Lê Đức Tiến | [5] | ||
Đêm hội Long Trì | Hoàng thái hậu | NSND Hải Ninh | |||
1990 | Lấy nhau vì tình | Bà tham Bích | NSƯT Hà Văn Trọng | ||
1991 | Đông Dương | Bà quản gia | Régis Wargnier | ||
1992 | Anh chỉ có mình em | Bà mối | Đới Xuân Việt | ||
1994 | Lửa tình thầm lặng | Người mẹ | Trần Phi | ||
2003 | Của rơi | Người mất tiền | NSƯT Vương Đức | ||
2010 | Bi, đừng sợ! | Bà vú | Phan Đăng Di | [10] | |
2015 | Cuộc sống mới ở Việt Nam | Kabuki Omori, NSƯT Tất Bình | [e] | [11][12] |
Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Số tập | Kênh | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1996 | Ngày trở về | Mẹ Tuấn | NSND Trần Phương | 3 | VTV3 | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | |
Người Hà Nội | Bà Tưởng | Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê | 8 | Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật | [13][14] | ||
1998 | Đón khách | Bà cô Phô | Đỗ Minh Tuấn | 1 | VTV | Phát sóng vào dịp Tết trên tất cả các kênh VTV | |
Hình bóng cuộc đời | Đặng Việt Bảo | 2 | VTV3 | ||||
Của để dành | Bà Mộc | NSƯT Đỗ Thanh Hải | 6 | [15] | |||
2000 | Sứ giả làng | Bà Đạt | Đỗ Minh Tuấn | 2 | Phát sóng trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy | ||
Hoa cúc trắng | Mẹ Hùng | Lê Lực | 1 | HanoiTV | |||
2001 | Vết trượt | Bà Soan | Vũ Minh Trí | 5 | VTV3 | [16] | |
2004 | Hoa đào ngày tết | Bà Tài | NSƯT Xuân Sơn | 2 | Phim Tết |
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 19 tuổi, Mai Châu kết hôn với Vũ Kỳ Lân, người thay Nguyễn Tuân trong vai trò trưởng đoàn kịch và là cháu ruột của lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Về sau, Vũ Kỳ Lân trở thành Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự đặc khu Vĩnh Linh với quân hàm Đại tá và là đồng tác giả của tác phẩm "Ký sự miền đất lửa".[17][18] Hai người có với nhau tất cả 4 người con, hai con trai và hai con gái. Con trai thứ hai của bà là Vũ Quốc Khánh, hay còn được biết đến là nhà báo Vũ Khánh, sinh năm 1954. Sau khi Vũ Khánh tốt nghiệp ở Đức và trở về nước vào năm 1979, anh lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Tổng biên tập Báo ảnh Việt Nam (2001), Giám đốc Nhà xuất bản Thông tấn.[19] Năm 2009, anh trở thành Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam,[20] và đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 2020.[21][22] Cả 4 người con của nghệ sĩ Mai Châu đều không đi theo con đường nghệ thuật của mẹ, nhưng bà có người con rể út là đạo diễn Nguyễn Đức Việt.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977.
- ^ Phim hợp tác Việt–Nhật.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “NSƯT Mai Châu: Hồng nhan nhưng không hề đa đoan”. Báo Dân Việt. 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 192.
- ^ Trung Sơn (2004), tr. 171.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 218.
- ^ a b c Lê Minh (1995), tr. 90.
- ^ Tuyết Loan (13 tháng 3 năm 2018). “Mong ngành điện ảnh tiếp tục đổi mới”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 212.
- ^ “Dàn diễn viên phim 'Chị Dậu' sau gần 40 năm”. VnExpress. 24 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Viễn Sự (4 tháng 11 năm 2013). “'Làng Vũ Đại' bây giờ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trần Lê (24 tháng 2 năm 2011). “Bi, Đừng sợ! chính thức ra rạp VN từ 18/3”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoài Thương (1 tháng 12 năm 2014). “Khởi quay phim hợp tác Việt Nam - Nhật Bản”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
- ^ M.Sơn (22 tháng 7 năm 2015). “"Cuộc sống mới ở Việt Nam" được công chiếu tại Nhật Bản”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
- ^ L.A (18 tháng 10 năm 2019). “Có ai còn nhớ 'Người Hà Nội' năm ấy...”. Tạp chí điện tử Phụ nữ Mới. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
- ^ Thúy Phương (6 tháng 11 năm 2016). “Loạt ảnh quý trong phim Người Hà Nội năm ấy...”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hà Anh (7 tháng 9 năm 2011). “NSƯT Mai Châu: Nỗi "ấm ức" ngọt ngào”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Hằng (23 tháng 4 năm 2021). “Quách Thu Phương: "Ở thời kỳ đỉnh cao, tôi vẫn phải sống dựa vào chồng"”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ngô Thanh Hằng (19 tháng 2 năm 2005). “Thành danh nhờ phim phản gián”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Lê Đức Dục (30 tháng 3 năm 2005). “Vịnh Mốc - Cồn Cỏ: hành trình máu!”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Thành (8 tháng 2 năm 2010). “Vũ Khánh - Sự thăng hoa của nhà báo nghệ sỹ”. Nội san Thông tấn. 1–2. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022 – qua Thông tấn xã Việt Nam.
- ^ Tuyết Minh (24 tháng 12 năm 2009). “Ông Vũ Khánh giữ chức Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam khóa 7”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trinh Nguyễn (11 tháng 9 năm 2020). “Vì sao ảnh được giải liên hoan khu vực Hà Nội siêu xấu?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trinh Nguyễn (13 tháng 10 năm 2020). “Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có nữ chủ tịch đầu tiên”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Lê Minh (1995). Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 35723506.
- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Trung Sơn (2004). Điện ảnh, chặng đường và kỷ niệm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 607590635.