Maria Anna của Áo, Vương hậu Tây Ban Nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maria Anna của Áo
Vương hậu nước Tây Ban Nha
Tại vị7 tháng 10 năm 164917 tháng 9 năm 1665 (−15 năm, 345 ngày)
Tiền nhiệmÉlisabeth của Pháp
Kế nhiệmMarie Louise của Orléans
Thông tin chung
Sinh(1634-12-24)24 tháng 12 năm 1634
Wiener Neustadt, Công quốc Áo, Đế chế La Mã Thần thánh
Mất16 tháng 5 năm 1696(1696-05-16) (61 tuổi)
Cung điện Uceda, Madrid, Tây Ban Nha
Phối ngẫu
Felipe IV của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
(cưới 1649⁠–⁠1665)
Hậu duệMargarita Teresa của Tây Ban Nha
Philip Próspero, Thân vương xứ Asturias
Carlos II của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
Maria Anna
Hoàng tộcNhà Habsburg (khi sinh)
Nhà Habsburgo (kết hôn)
Thân phụFerdinand III của Thánh chế La Mã Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaría Ana của Tây Ban Nha
Tôn giáoCông giáo La Mã

Maria Anna của Áo (tiếng Đức: Maria Anna von Österreich; tiếng Tây Ban Nha: Mariana de Austria; tiếng Anh: Mariana of Austria; 24 tháng 12 năm 1634 – 16 tháng 5 năm 1696) là vương hậu của chú bà là Felipe IV của Tây Ban Nha trong cuộc hôn nhân của họ từ năm 1649 đến khi Felipe băng hà vào năm 1665. Sau đó bà được bổ nhiệm làm nhiếp chính cho đứa con trai 3 tuổi của bà là Carlos II, do ông vốn yếu ớt do bệnh tật nên bà là một nhân vật có tầm ảnh hưởng cho đến khi bà qua đời vào năm 1696.

Thời kỳ nhiếp chính của bà bị lu mờ bởi những nỗ lực kìm hãm sự suy yếu của quyền lực Tây Ban Nha trên toàn thế giới sau năm 1648, chính trị thì bị chia rẽ nội bộ và cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu nửa sau thế kỷ 17. Việc con trai bà là Charles không thể sinh ra người thừa kế dẫn đến việc các cường quốc ngoại bang nhăm nhe xâu xé đất nước, sau đó tình trạng này đã kết thúc trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha kéo dài từ năm 1701 đến năm 1714. Quần đảo Mariana bao gồm 14 hòn đảo ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương đã được đặt tên theo tên bà.

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Maria Anna ra đời vào ngày 24 tháng 12 năm 1634 tại Wiener Neustadt, là con thứ hai của Maria Anna của Tây Ban Nha và chồng là Ferdinand (1608-1657), người sau này trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh vào năm 1637. Cha mẹ bà có 6 người con, trong đó chỉ có Maria Anna và hai người anh em trai sống sót tới tuổi trưởng thành; Ferdinand (1633-1654), và Leopold (1640-1705), được bầu làm Hoàng đế vào năm 1658.[1]

Vương hậu của Tây Ban Nha[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết trong bức tranh Las Meninas; Mariana và Philip IV xuất hiện, được phản chiếu trong gương.

Người nhà Habsburg thường kết hôn trong cùng họ để giữ gìn đất đai và tài sản, và vào năm 1646 Maria Anna được hứa hôn với anh họ của bà, Balthasar Charles, Hoàng tử Asturias. Cái chết của ông vào 3 tháng sau khiến bà mất đi người chồng chưa cưới và chú bà là Philip IV mất đi người thừa kế. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1649, Philip lúc đó 44 tuổi kết hôn với cô cháu gái 14 tuổi của mình tại Navalcarnero, bên ngoài Madrid; từ đó trở đi, bà được biết đến với cái tên tiếng Tây Ban Nha của mình là 'Mariana'. Việc phụ nữ không được tham gia vào công việc chính trị khiến bà tập trung vào tôn giáo và giáo dục, những thứ mà xã hội thời đó cho là phù hợp với người phụ nữ, những người mang vai trò nuôi dạy và dẫn lối về mặt đạo đức.[2]

Chỉ có hai trong số năm đứa con của họ sống tới tuổi trưởng thành; đứa con cả, Margaret Theresa (1651-1673), kết hôn với chú mình là Leopold I, Hoàng đế La Mã Thần thánh vào năm 1666. Con gái thứ hai của Mariana, Maria Ambrosia, chỉ sống được mười lăm ngày, sau đó hai đứa con nữa cũng qua đời, Philip Prospero (1657-1661) và Ferdinand Thomas (1658-1659). Vào ngày 6 tháng 11 năm 1661, Mariana sinh ra đứa con út, Charles, sau này được biết đến là El Hechizado hay "Kẻ bị bỏ bùa", do nhiều người tin rằng ông bị khuyết tật là do "phép phù thủy." Trong trường hợp của ông, cái gọi là bộ hàm Habsburg rõ rệt đến mức cả đời ông gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Ông không tập đi cho đến năm 8 tuổi và chưa từng đến học tại trường, nhưng các quan sát viên nước ngoài báo cáo rằng năng lực tâm thần của ông vẫn ổn định; những người khác tin rằng Nhiếp chính vương hậu đã phóng đại những khuyết tật của ông để tiếp tục nắm quyền.[3]

Đã có nhiều gợi ý rằng Charles mắc phải căn bệnh nội tiết tố to cực và một loạt những khuyết tật di truyền hiếm gặp thường di truyền qua gene lặn, bao gồm thiếu hormone tuyến yênnhiễm acid ống thận.[4] Tuy nhiên, chị gái ông không phải chịu những vấn đề sức khỏe tương tự, và các tác giả của công trình nghiên cứu đồ sộ nhất đã tuyên bố rằng vẫn chưa thể chứng minh các khuyết tật (của ông)...là do...gene lặn khi cha mẹ có tổ tiên chung.[5] Mặc cho nguyên nhân là gì, Charles vẫn phải chịu nhiều cơn bệnh tật suốt đời, và triều đình Tây Ban Nha bị chia năm xẻ bảy do cuộc tranh đoạt quyền lực giữa những kẻ cùng có quyền thừa kế, Louis XIV và Hoàng đế Leopold. Người ta mong ông chết gần như ngay từ lúc ông ra đời; ông "lùn, đi khập khiễng, động kinh, yếu ớt và đã hói cả đầu trước tuổi 35,... nhiều lần khiến con dân bất ngờ vì ông đã sống tiếp."[6]

Nhiếp chính[sửa | sửa mã nguồn]

Mariana của Áo vẽ bởi Diego Velázquez, k. 1656

Thời kỳ nhiếp chính thứ nhất: 1665-1677[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Philip qua đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1665, Charles mới lên ba tuổi; Mariana được bổ nhiệm làm nhiếp chính, với sự trợ giúp của một Hội đồng Nhiếp chính, cho đến khi ông đủ tuổi trưởng thành theo pháp luật là 14. Bà tiếp tục áp dụng luật tuyển chọn valido hay 'người được ân sủng' mà Philip ban hành vào năm 1620 và cũng đã được thi hành ở nhiều nơi khác tại châu Âu. Người đầu tiên là Juan Everardo Nithard, một thầy tu dòng Tên gốc Áo và là một người nghe xưng tội đã đi theo bà từ Vienna; do Philip không cho phép người nước ngoài tham gia Hội đồng Nhiếp chính, ông ta phải được nhập tịch, ngay lập tức gây nên phẫn nộ trong giới quý tộc.[7]

Bản thân bà là một 'người ngoại quốc', hai người lần lượt được bổ nhiệm làm 'người được ân sủng' của bà cũng là người ngoài; người giữ chức này sau Nithard là Valenzuela, một người đến từ tầng lớp quý tộc Tây Ban Nha thấp.[8] Ngay cả những nguồn sử hiện đại cũng thường có chung quan điểm về thời kỳ nhiếp chính của bà, cho rằng phụ nữ không thể tự mình cai trị một đất nước, do đó họ ẩn dụ rằng có mối quan hệ tình cảm mờ ám giữa bà và những quan chức này.[9] Mariana tin dùng nhiều cố vấn, bao gồm Bá tước PeñarandaHầu tước de Aytona; sử gia Silvia Mitchell còn tranh luận về việc liệu Nithard hay Valenzuela có thực sự là 'valido' hay không, do Mariana chỉ lợi dụng họ để giữ vững quyền lực, chứ không thực sự uỷ quyền cho họ.[10] Dù sách sử có xu hướng nhấn mạnh việc bà tuyển nhiều cố vấn nam, thực chất thì bà có cả những cố vấn nữ, tiêu biểu là Mariana Engracia Álvarez de Toledo Portugal y Alfonso-Pimentel. [11]

Do con trai bà yếu ớt và bệnh tật liên miên, không những thế còn không có người thừa kế khiến cho xung đột nổ ra trong triều đình giữa phe 'thân Áo' của Mariana, và một phe 'thân Pháp', theo danh nghĩa thì được lãnh đạo bởi người anh cùng cha khác mẹ của Charles, John của Áo Em. Tây Ban Nha cũng bị chia rẽ giữa hoàng tộc CastileAragon, vốn có nền văn hoá chính trị rất khác biệt khiến cho việc ban hành cải cách gần như là bất khả thi. Nguồn lực tài chính của chính phủ thì khủng hoảng liên miên, hoàng gia tuyên bố phá sản liên tục trong những năm 1647, 1652, 1661 và 1666.[12] Mariana đã phải đối mặt với những vấn đề lớn mà có thể thách thức cả những người cai trị tài ba nhất; Tây Ban Nha đã suy kiệt về kinh tế sau gần một thế kỷ chiến tranh không ngừng, trong khi đó triều đại của bà còn gặp phải Kỷ băng hà nhỏ, một giai đoạn lạnh mà trong đó có những đợt khắc nghiệt nhất vào cuối thế kỷ 17. Giữa năm 1692 và 1699, mùa màng khắp châu Âu bị thất thu và ước chừng có khoảng 5-10% dân số đã chết vì đói.[13]

Hồng y Juan Everardo Nithard, k. 1674, cố vấn đầu tiên của Mariana cho đến khi bị cách chức năm 1669

Chính phủ mới còn phải xử lý nhiều vấn đề đã tồn tại từ các đời vua trước. Cuộc Chiến tranh Phục hồi Bồ Đào Nha kéo dài là vấn đề cấp bách nhất, sau đó vào tháng 5 năm 1667 có thêm cuộc Chiến tranh Chuyển giao quyền lực, khi Pháp xâm lược Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và tỉnh Franche-Comté thuộc Tây Ban Nha.[14] Nhu cầu giảm thiểu chi tiêu ngân sách đã dẫn đến các hiệp ước Aix-la-ChapelleLisbon năm 1668, chấm dứt các cuộc chiến tranh với Pháp và Bồ Đào Nha.[15]

Hoà bình đã chấm dứt gánh nặng đối với nguồn ngân quỹ Tây Ban Nha, trong khi hiệp ước Aix-La-Chapelle buộc Pháp trao trả hầu hết những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng từ năm 1667 đến năm 1668. Tuy nhiên, quân đội lại coi đây là sự sỉ nhục; vào tháng 6 năm 1668, Joseph Malladas, một đại uý người Aragon sống tại Madrid, đã bị tử hình vì âm mưu ám sát Nithard, được cho là theo lệnh của John.[16] Đấu đá quyền lực nội bộ chấm dứt khi Nithard đựoc bổ nhiệm làm sứ giả đến Rome vào tháng 2 năm 1669; kế nhiệm ông là Aytona, ông này qua đời năm 1670 và thay thế ông ta là Valenzuela, một thành viên trong hội đồng của bà Mariana từ năm 1661.[17]

Năm 1672, Tây Ban Nha bị kéo vào cuộc Chiến tranh Pháp - Hà Lan; Valenzuela bị cách chức khi Charles đủ tuổi cai trị vào năm 1675, tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha vẫn bị chia rẽ vì đấu đá nội bộ. Mariana tiếp tục nhiếp chính vào năm 1677 khi Charles ngã bệnh và Valenzuela được phục chức, nhưng trong cùng năm đó John đã giành được quyền kiểm soát triều đình.

Thời kỳ nhiếp chính thứ hai: 1679 - 1696[sửa | sửa mã nguồn]

John của Áo Em qua đời tháng 9 năm 1679 và Mariana quay lại làm nhiếp chính một lần nữa; một trong những việc làm cuối cùng của ông ta là sắp xếp cho Charles kết hôn với Marie Louise d'Orléans lúc đó 17 tuổi, hôn lễ diễn ra vào tháng 11 năm 1679.[18]

Mariana, một bà goá phụ trong những năm cuối đời, vẽ bởi Claudio Coello, k. 1685–1693

Marie Louise mất vào thàng 2 năm 1689, không sinh được người thừa kế; cũng như với nhiều người khác đã chết trong thời kỳ đó, kiến thức y học có hạn dẫn đến việc người ta đồn rằng bà bị đầu độc. Y học hiện đại khi phân tích những triệu chứng của bà đã kết luận gần như chắc chắn nguyên nhân là bệnh viêm ruột thừa, có thể là do những phuơng pháp điều trị cải thiện khả năng sinh sản. Vợ hai của Charles là Maria Anna xứ Neuburg, con gái trong một gia đình 12 con, những anh chị em của bà thường được người ta nhắm đến khi dàn xếp những cuộc hôn nhân hoàng gia do gia đình bà nổi tiếng với khả năng sinh sản tốt. Trong số các chị em của bà, Maria Sophia đã kết hôn với Peter II của Bồ Đào Nha, trong khi Eleonore là vợ ba của Hoàng đế Leopold. Maria Anna là cô của các Hoàng đế tương lai Joseph ICharles VI, do vậy bà là lựa chọn hoàn hảo để tiếp thêm sức mạnh cho phe thân Áo.[19]

Charles vẫn không có con; đến lúc này, gần như đã chắc chắn là ông bị liệt dương, khám nghiệm tử thi cho thấy ông chỉ còn một bên tinh hoàn đã bị teo nhỏ.[20] Khi sức khoẻ ông suy giảm, tranh đoạt quyền lực trong nội bộ triều đình càng trở nên gay gắt, quyền lãnh đạo phe thân Pháp được nắm giữ bởi Fernández de Portocarrero, Hồng y và Tổng giám mục xứ Toledo.

Dưới ảnh hưởng của 'người Áo', vào năm 1690 Tây Ban Nha tham gia Đại Liên minh trong cuộc Chiến tranh Chín Năm đối đầu với Pháp. Hoàng gia tuyên bố phá sản lần nữa vào năm 1692 và đến năm 1696, Pháp đã chiếm được phần lớn Catalonia; Mariana vẫn nắm quyền với sự giúp đỡ của những đạo quân đồng minh đến từ Đức, do anh trai của Maria Anna là Charles Philip lãnh đạo, tuy nhiên nhiều lính trong các đạo quân này đã bị trục xuất khi Mariana qua đời.[21] Bà mất ngày 16 tháng 5 năm 1696 tại Cung điện Uceda ở Madrid, thọ 62 tuổi; nguyên nhân được cho là ung thư vú.[22]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1668, Mariana đã phê chuẩn việc thành lập một hội truyền giáo dòng Tên nằm dưới quyền quản lý của Diego Luis de San VitoresSaint Pedro Calungsod trên một quần đảo mà người Tây Ban Nha gọi là quần đảo Ladrones, sau này được đổi tên thành Quần đảo Mariana nhằm vinh danh bà.[23]

Bức tranh Chân dung Mariana của Áo do Diego Velázquez vẽ, do vua Philip đặt làm và cũng là bức chân dung hoàn chỉnh duy nhất của bà. Bức tranh gốc hiện đang ở Bảo tàng Prado tại Madrid; một bản sao được gửi cho cha bà là Ferdinand và hiện giờ nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Kunsthistorisches tại Vienna. Vài bức chân dung khác của bà vẫn còn tồn tại, bao gồm bức tranh Queen Mariana of Spain in Mourning do Juan Bautista Martínez del Mazo vẽ vào năm 1666. Bà cũng xuất hiện thoáng qua trong kiệt tác Las Meninas của Velázquez, vẽ về con gái bà là Margaret Theresa.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ferdinand III of Habsburg (Habsburg-Lothringen), Holy Roman Emperor”. Geni.com. Truy cập 2 Tháng mười một năm 2019.
  2. ^ Graziano 2004, tr. 106-107.
  3. ^ Rule 2017, tr. 91-108.
  4. ^ Callaway 2013.
  5. ^ Gonzalo, Ceballos & Quintero 2009, tr. 5174.
  6. ^ Durant & Durant 1963, tr. 25.
  7. ^ Storrs 2006, tr. 154.
  8. ^ Knighton 2005, tr. 293.
  9. ^ “Fernando de Valenzuela, marquis de Villa Sierra”. Britannica.com. Truy cập 2 Tháng mười một năm 2019.
  10. ^ Mitchell 2019, tr. 56.
  11. ^ “Mariana Engracia de Toledo Portugal y Pimentel | Real Academia de la Historia”.
  12. ^ Cowans 2003, tr. 26–27.
  13. ^ De Vries 2009, tr. 151–194.
  14. ^ Geyl 1936, tr. 311.
  15. ^ Barton 2009, tr. 123.
  16. ^ Mitchell 2019, tr. 53.
  17. ^ Storrs 2006, tr. 155.
  18. ^ Mitchell 2013, tr. 265-269.
  19. ^ Rommelse 2011, tr. 224.
  20. ^ García-Escudero, Ángel, Padilla Nieva, Giró1 2009, tr. 182.
  21. ^ Storrs 2006, tr. 158.
  22. ^ Graziano 2004, tr. 108.
  23. ^ Kamen 2002, tr. 419.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Barton, Simon (2009). A History of Spain. Palgrave. ISBN 978-0230200128.
  • Callaway, Ewen (2013). “Inbred Royals Show Traces of Natural Selection”. Nature News. doi:10.1038/nature.2013.12837. S2CID 87959487.
  • Cowans, Jon (2003). Modern Spain: A Documentary History. U. of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-1846-9.
  • De Vries, Jan (2009). “The Economic Crisis of the 17th Century”. Journal of Interdisciplinary Studies. 40 (2).
  • Durant, Ariel; Durant, Will (1963). Age of Louis XIV (Story of Civilization). TBS Publishing. ISBN 0207942277.
  • García-Escudero López, Ángel, Arruza Echevarría A, Padilla Nieva and R. Puig Giró1, Padilla Nieva, Jaime, Puig Giró, Ramon (2009). “Charles II; from spell to genitourinary pathology”. History of Urology. 62 (3).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Geyl, P (1936). “Johan de Witt, Grand Pensionary of Holland, 1653–72”. History. 20 (80): 303–319. doi:10.1111/j.1468-229X.1936.tb00103.x. JSTOR 24401084.
  • Gonzalo, Alvarez; Ceballos, Francisco; Quintero, Celsa (2009). “The Role of Inbreeding in the Extinction of a European Royal Dynasty”. PLOS ONE. 4 (4): e5174. Bibcode:2009PLoSO...4.5174A. doi:10.1371/journal.pone.0005174. PMC 2664480. PMID 19367331.
  • Graziano, Frank (2004). Wounds of Love: The Mystical Marriage of Saint Rose of Lima. OUP. ISBN 0195136403.
  • Kamen, Henry (2002). Spain's Road to Empire (ấn bản 2003). Allen Lane. ISBN 978-0140285284.
  • Knighton, Tess (author), Carreras Lopez, Juan José (ed) (2005). The Royal Chapel in the time of the Habsburgs: Music and Court Ceremony in Early Modern Europe. Boydell Press. ISBN 978-1843831396.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mitchell, Silvia Z (2013). Mariana of Austria and Imperial Spain: Court, Dynastic, and International Politics in Seventeenth- Century Europe. University of Miami Scholarly Repository.
  • Mitchell, Silvia Z (2019). Queen, Mother, and Stateswoman: Mariana of Austria and the Government of Spain. Pennsylvania State University Press. ISBN 978-0271083391.
  • Rommelse, Gijs (2011). Ideology and Foreign Policy in Early Modern Europe (1650–1750). Routledge. ISBN 978-1409419136.
  • Rule, John (author), Onnekink, David (ed) Mijers, Esther (ed) (2017). The Partition Treaties, 1698-1700; A European View in Redefining William III: The Impact of the King-Stadholder in International Context. Routledge. ISBN 978-1138257962.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Stolicka, Ondrej. Different German Perspectives on Spanish Politics in the 1670s: The Reaction of Vienna and Berlin on the Coup of Juan José de Austria in the Year 1677, JEHM 23(4), 2019, pp. 367–385. https://doi.org/10.1163/15700658-00002638
  • Storrs, Christopher (2006). The Resilience of the Spanish Monarchy 1665-1700. OUP Oxford. ISBN 0199246378.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Maria Anna của Áo, Vương hậu Tây Ban Nha
Sinh: 23 tháng 9, 1634 Mất: 16 tháng 5, 1696
Vương thất Tây Ban Nha
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
Élisabeth của Pháp
Vương hậu Tây Ban Nha
7 tháng 10 năm 1649 – 17 tháng 9 năm 1665
Trống
Danh hiệu tiếp theo được tổ chức bởi
Marie Louise của Orléans

Dịch từ bài en:Mariana of Austria của Wikipedia tiếng Anh