Vương tôn nữ Maud, Bá tước phu nhân xứ Southesk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maud Duff
Quý ngài rất đáng kính
Bá tước phu nhân xứ Southesk
Vương tôn nữ Maud thập niên 1920.
Bá tước phu nhân xứ Southesk
Tại vị13 tháng 11 năm 192314 tháng 12 1945
(22 năm, 31 ngày)
Tiền nhiệmEthel Mary Elizabeth Bannerman
Kế nhiệmEvelyn Julia Williams-Freeman
Thông tin chung
Sinh(1893-04-03)3 tháng 4 năm 1893
East Sheen Lodge, Richmond-upon-Thames, Surrey, Anh
Mất14 tháng 12 năm 1945(1945-12-14) (52 tuổi)
Luân Đôn, Anh
An táng18 tháng 12 năm 1945
Kinnaird Castle, Brechin, Scotland
Phối ngẫu
Hậu duệJames Carnegie, Công tước thứ 3 xứ Fife
Tên đầy đủ
Maud Alexandra Victoria Georgina Bertha Duff
Gia tộcNhà Duff
Thân phụAlexander Duff, Công tước thứ 1 xứ Fife
Thân mẫuLouise Victoria của Liên hiệp Anh

Maud Duff, Bá tước phu nhân xứ Southesk (khi sinh là Công nữ Maud Duff; 3 tháng 4 năm 1893 – 14 tháng 12 năm 1945), được gọi là Vương tôn nữ Maud từ năm 1905 đến năm 1923, là cháu ngoại của Quốc vương Edward VII của Anh. Maud và chị gái Alexandra chính là hậu duệ dòng nữ duy nhất của quân chủ Liên hiệp Anh được ban tước hiệu Vương tôn nữ (Princess) và kính xưng Điện hạ (Highness)[1][2]

Mặc dù Vương tôn nữ Maud không thực hiện các nhiệm vụ vương thất, nhưng vì vị trí của trong thứ tự kế vị, Maud giữ chức vụ Cố vấn Nhà nước từ năm 1942 đến năm 1945.

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Maud sinh ra tại East Sheen Lodge, Richmond-upon-Thames, Surrey, vào ngày 3 tháng 4 năm 1893. Cha của Maud là Alexander Duff, Công tước thứ 1 xứ Fife.[3] Ông được tấn phong lên hàng Công tước thông qua cuộc hôn nhân với với mẹ của Maud, Vương tôn nữ Louise xứ Wales, người con thứ ba và là con gái lớn của Edward VII của Liên hiệp AnhAlexandra của Đan Mạch, lúc bấy giờ là Thân vươngVương phi xứ Wales.[3]

Maud được làm lễ rửa tội vào ngày 22 tháng 6 năm 1893 tại Nhà nguyện Vương thất của Cung điện St James.

Maud và chị gái của là những người duy nhất là hậu duệ của cả William IV của Anh (thông qua tình nhân là Dorothea Bland), và cháu gái của William IV, Victoria của Anh, người kế vị William IV vì ông không có hậu duệ hợp pháp để kế vị.[3]

Vương tôn nữ Maud[sửa | sửa mã nguồn]

Vương tôn nữ Maud khi còn là một thiếu nữ

Năm 1900, Nữ vương Victoria trao tặng cho cha của Maud, Alexander Duff lãnh địa công tước thứ hai xứ Fife trong đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh với điều khoản đặc biệt quy định rằng tước hiệu sẽ được truyền cho hai chị em Alexandra và Maud, nếu như Alexander và Vương tôn nữ Louise không có nam duệ thừa kế. Maud trở thành người đứng thứ hai trong hàng ngũ kế vị công quốc, sau chị gái là Alexandra, và thực tế con trai của Maud kế thừa tước vị sau khi Vương tôn nữ Alexandra qua đời.

Với tư cách là chắt gái dòng nữ của một quốc vương Anh (Nữ vương Victoria) thông qua mẹ là Vương tôn nữ Louise xứ Wales, Maud không được hưởng danh hiệu Vương nữ của Vương quốc Liên hiệp Anh cũng như không được hưởng kính xưng Vương thân Điện hạ (Royal Highness). Thay vào đó, Maud được gọi là Công nữ Maud Duff với tư cách là con gái của một công tước.[3] Maud đứng thứ sáu trong danh sách kế vị ngai vàng Anh vào thời điểm được sinh ra.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 1905, nhân dịp sinh nhật mẹ của Maud, lúc này được gọi là Vương nữ Louise, Vua Edward VII đã phong cho Vương nữ Louise tước hiệu Vương nữ Vương thất . Ông còn yêu cầu Garter King of Arms đăng công báo Maud và chị gái, Alexandra với kính xưng xưng Điện hạ và danh hiệu Vương tôn nữ đặt trước tên của hai chị em, được quyền ưu tiên ngay sau tất cả các thành viên của Vương thất Anh mang kính xưng Điện hạ Vương gia.[3]

Maud tham gia vào đoàn diễu hành dành cho các thành viên của gia đình vương thất khi tham dự lễ tang cấp nhà nước của Edward VII vào năm 1910 (bà được đề cập trên tờ Công báo Luân Đôn là "Vương tôn nữ Maud Điện hạ" và chị gái là "Vương tôn nữ Alexandra Điện hạ", không có chỉ định lãnh thổ "xứ Fife"). Maud cũng tham dự lễ đăng quang của bác mình, George V, vào ngày 22 tháng 6 năm 1911 cùng với gia đình vương thất và được gọi là "Her Highness Princess Maud".

Bác của Maud, Vua George V, trong sắc lệnh ngày 20 tháng 11 năm 1917, quy định lại các kính xưng và danh hiệu của gia đình vương thất bằng cách hạn chế tước hiệu Vương tử hoặc Vương nữ và kính xưng Royal Highness cho con của quân chủ, cháu nội quân chủ và con trai cả còn sống của con trai cả của Thân vương xứ Wales. Sắc Lệnh cũng tuyên bố rằng "các kính xưng Royal Highness, Highness hoặc Serene Highness, cũng như tước hiệu Vương tử và Vương nữ sẽ bị chấm dứt trừ những danh hiệu được ban tặng và sẽ không bị tước bỏ". Điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến Maud và chị gái Alexandra, những người được ban tặng tước hiệu từ ông ngoại của hai chị em là Edward VII, và George V cũng không yêu cầu tước bỏ tước hiệu của hai chị em. Do đó, Maud tiếp tục sử dụng danh hiệu của mình cho đến khi kết hôn năm 1923.[4] Kể từ khi kết hôn với Charles, Lãnh chúa Carnegie, bà chọn được biết đến với cái tên Phu nhân Maud Carnegie (hoặc, từ năm 1941, Bá tước phu nhân xứ Southesk), thay vì được gọi bằng tước vị vương thất của mình.

Maud cũng tham gia trong đoàn xe rước cùng với các thành viên của vương thất trong lễ tang của George V năm 1936; trong dịp này, bà được tờ Công báo Luân Đôn gọi là "Phu nhân Maud Carnegie".[5] Maud cũng tham dự lễ đăng quang của người anh họ, Vua George VI vào tháng 5 năm 1937, tham gia lễ rước của các thành viên vương thất, và chính thức được gọi là Phu nhân Maud Carnegie.[6]

Kết hôn[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 13 tháng 11 năm 1923, Maud kết hôn với Charles, Lãnh chúa Carnegie (23 tháng 9 năm 1893 – 16 tháng 2 năm 1992) tại Nhà nguyện Quân sự Vương thất, Doanh trại Wellington, Luân Đôn.[3] Lãnh chúa Carnegie là con trai cả của Charles Noel Carnegie, Bá tước thứ 10 xứ Southesk và thừa kế tước vị Bá tước xứ Southesk sau cái chết của Charles Noel vào ngày 10 tháng 11 năm 1941.

Maud và chồng điều hành một trang trại ở Elsick House, ở Kincardineshire, Scotland. Họ có một người con, James (23 tháng 9 năm 1929 - 22 tháng 6 năm 2015).[3]

Nữ Hướng đạo sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Maud là một người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào Nữ Hướng đạo sinh. Bà là Ủy viên Quận ở Angus và Aberdeenshire và là thành viên của Ủy ban Điều hành ở Scotland. Bà nhận được Giải thưởng Cá Bạc, vinh dự dành cho người lớn cao nhất của Nữ Hướng đạo, vào năm 1937.[7]

Cuộc sống sau này[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nguyện St Ninian, Braemar - dòng chữ tưởng niệm Vương tôn nữ Maud, Bá tước phu nhân xứ Southesk (1893–1945)

Vương tôn nữ Maud thường xuyên xuất hiện tại Triều đình St. James's cùng gia đình vương thất mặc dù không đảm nhận các nhiệm vụ chính thức hay công vụ. Trong thời gian George VI vắng mặt ở Châu Phi năm 1943, Maud phục vụ với tư cách là Cố vấn Nhà nước. Vào thời điểm Maud qua đời năm 1945, bà đứng thứ mười ba trong danh sách thừa kế ngai vàng Anh và là người thừa kế lâm thời của lãnh địa công tước xứ Fife, vì con trai duy nhất của chị gái Alexandra là Alastair Windsor, Công tước thứ 2 xứ Connaught và Strathearn, qua đời vào năm 1943. Con trai duy nhất của Maud là James, Lãnh chúa Carnegie, kế vị bác của mình với tư cách là Công tước thứ 3 xứ Fife vào năm 1959.[3] James cũng kế thừa tước vị của cha mình vào năm 1992.

Vương tôn nữ Maud qua đời tại một viện dưỡng lão ở Luân Đôn vào ngày 14 tháng 12 năm 1945 sau một đợt viêm phế quản cấp tính. Di chúc của Maud được niêm phong tại Llandudno vào năm 1946. Tài sản của Maud được định giá 44.008 bảng Anh (hoặc 1,2 triệu bảng Anh vào năm 2022 sau khi được điều chỉnh lại theo lạm phát).[8]

Danh hiệu và kính xưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 3 tháng 4 năm 1893 – 9 tháng 11 năm 1905: Lady Maud Duff (Công nữ Maud Duff)
  • 9 tháng 11 năm 1905 – 12 tháng 11 năm 1923: Her Highness Princess Maud (Vương tôn nữ Maud Điện hạ)[9]
  • 12 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 11 năm 1941: Lady Maud Carnegie (Phu nhân Maud Carnegie)
  • 10 tháng 11 năm 1941 – 14 tháng 12 năm 1945: The Right Honorable Countess of Southesk (Quý bà rất đáng kính Bá tước phu nhân xứ Southesk)

Trong Công báo Luân Đôn ngày 22 tháng 6 năm 1943, Maud được đề cập là Her Highness Princess Maud Alexandra Victoria Georgina Bertha Countess of Southesk (Vương tôn nữ Maud Alexandra Victoria Georgina Bertha, Bá tước phu nhân xứ Southesk Điện hạ)[10]

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu tham khảo và ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “No. 27852”. The London Gazette (Supplement): 7495. 9 tháng 11 năm 1905.
  2. ^ Sự khác biệt ở đây là Alexandra và Maud được ban cả tước hiệu Princess cùng kính xưng Highness. Các hậu duệ dòng nữ khác của quân chủ Liên hiệp Anh như các con của Christian xứ Schleswig-HolsteinHelena của Liên hiệp Anh và các con của Heinrich xứ BattenbergBeatrice của Liên hiệp Anh được ban kính xưng Highness nhưng đã có sẵn tước hiệu Prince/Princess được thừa hưởng từ cha. Tiêu biểu hơn là người dì họ của hai chị em là Victoria Eugenie của Battenberg được sinh ra đã có sẵn kính xưng "Highness" bởi Sắc lệnh Vương thất ban hành năm 1885 bởi Nữ vương Victoria của Liên hiệp Anh và được nâng thành "Royal Highness" bởi người anh họ Edward VII của Liên hiệp Anh vào năm 1906 trước khi kết hôn với Alfonso XIII của Tây Ban Nha, nhưng đã có sẵn tước hiệu Princess thừ hưởng từ cha là Heinrich xứ Battenberg. “No. 27901”. The London Gazette (Supplement): 2421. 4 tháng 4 năm 1906.
  3. ^ a b c d e f g h Montgomery-Massingberd, Hugh (editor). Burke's Guide to the Royal Family, Burke's Peerage, London, 1973, p. 306. ISBN 0-220-66222-3
  4. ^ “The Next Royal Marriage: Princess Maud and Lord Carnegie”. 6 tháng 11 năm 1923.
  5. ^ “No. 34279”. The London Gazette (Supplement): 2773. 29 tháng 4 năm 1936.
  6. ^ “No. 34453”. The London Gazette (Supplement): 7037. 10 tháng 11 năm 1937.
  7. ^ “Honour to the Countess of Southesk”. Aberdeen Press and Journal. Aberdeen, Scotland. 6 tháng 8 năm 1937. tr. 5.
  8. ^ Evans, Rob; Pegg, David (18 tháng 7 năm 2022). “£187m of Windsor family wealth hidden in secret royal wills”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Page 5485 | Supplement 28401, 26 July 1910 | London Gazette | The Gazette”. www.thegazette.co.uk. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ “Page 2827 | Issue 36064, 22 June 1943 | London Gazette | The Gazette”. www.thegazette.co.uk. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.