Bước tới nội dung

Meritites I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với những người có cùng tên gọi, xem Meritites.
Meritites I
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Thông tin chung
An tángKim tự tháp G1-b, Giza
Hôn phốiKhufu
Hậu duệKauab
Hetepheres II
Meritites II
Djedefre ?
Khafre ?
Meresankh II ?
Tên đầy đủ
Meritites
Được cha yêu thương
mr
r
t
t
f
s
Vương triềuVương triều thứ 4
Thân phụSneferu

Meritites I (nghĩa là "Được cha yêu thương") là một công chúa, đồng thời là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 4 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Meritites I là một người con gái của pharaon Sneferu. Bà đã kết hôn với một người anh em khác mẹ, là pharaon Khufu[1]. Một người chị em khác cũng đã kết hôn với Khufu, công chúa Henutsen. Meritites được cho là mẹ đẻ của thái tử Kauab và công chúa Hetepheres II (vợ của Kauab), do tên bà xuất hiện trên một mảnh phù điêu tại đền thờ của thái tử[2]. Có thể các pharaon Djedefre, Khafre cũng là con của bà, tuy nhiên chỉ là phỏng đoán do bà không được gọi là "Mẹ của Vua Thượng và Hạ Ai Cập"[2][3]. Công chúa Meritites II cũng được cho là con của Meritites I, do tên của bà xuất hiện trên ngôi mộ mastaba G 7650 của Meritites II[1][4]. Meresankh II cũng có thể là con của bà.

Theo nhà nghiên cứu Auguste Mariette, Meritites I là người rất được vua Sneferu và Khufu quý mến, dựa vào những danh hiệu trên một tấm bia tại kim tự tháp G1-b ở Giza:

"Vợ của Vua, được sủng ái bởi ngài, dành cho Horus, Mertitytes. Vợ của Vua, được sủng ái bởi ngài, Mertitytes; được yêu quý bởi Hai quý bà; người có thể nói bất cứ điều gì và chúng sẽ được thực hiện cho nàng. Lớn lao trong sự yêu mến của Snefer; lớn lao trong sự yêu mến của Khuf, dành cho Horus; được kính trọng bởi Khafre. Mertitytes."[5]

Kim tự tháp G1-b

[sửa | sửa mã nguồn]

Kim tự tháp G1-a ban đầu được gán cho Meritites I, nhưng sau đó lại được chuyển sang cho Hetepheres I, vợ của Sneferu[6]. Dựa vào tấm bia nói trên, Meritites I được cho là chủ nhân của kim tự tháp G1-b, theo Mark LehnerRainer Stadelmann[6]. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, G1-b thuộc về một vương hậu vô danh, là mẹ đẻ của Djedefre[7].

Phức hợp kim tự tháp G1-b, nằm ở khu nghĩa trang phía đông Giza, bao gồm một đền thờ nhỏ và một hố chôn thuyền rỗng kế bên[6]. Những mảnh vỡ của phù điêu mang tên và danh hiệu của Meritites được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Nhiều mảnh vụn của các vật thể khác được tìm thấy trong ngôi mộ kim tự tháp này[8].

Kim tự tháp G1-b.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.60 ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ a b I.E.S. Edwards, N.G.L. Hammond, C.J. Gadd (1970), The Cambridge Ancient History, quyển I, phần 2, Cambridge University Press, tr.170-171 ISBN 978-0521224963
  3. ^ Sonja Grace (2016), Spirit Traveler: Unlocking Ancient Mysteries and Secrets of Eight of the World's Great Historic Sites, Nhà xuất bản Simon and Schuster, tr.133 ISBN 978-1844097982
  4. ^ “Eastern Cemetery: G 7650”.
  5. ^ James Henry Breasted (2001), Ancient Records of Egypt, Quyển 1: The First through the Seventeenth Dynasties, ISBN 978-0-252-06990-1
  6. ^ a b c Miroslav Verner (2014), The Pyramids, Nhà xuất bản Atlantic Books, tr.137-138 ISBN 978-1782396802
  7. ^ “Great Pyramid Complex: The Queen's Pyramids”.
  8. ^ Bertha Porter & Rosalind L.B. Moss (tái bản năm 1974), Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Reliefs, and Paintings 3: Memphis, Quyển 1: Abu Rawash to Abusir, Oxford: The Clarendon Press, tr.16