Mifepristone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mifepristone
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiMifegyne, Mifeprex, tên khác
Đồng nghĩaRU-486; RU-38486; ZK-98296; 11β-[p-(Dimethylamino)phenyl]-17α-(1-propynyl)estra-4,9-dien-17β-ol-3-one
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa600042
Danh mục cho thai kỳ
  • US: X (Chống chỉ định)
Dược đồ sử dụngQua đường miệng
Nhóm thuốcAntiprogestogen; Antiglucocorticoid
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • US: ℞-only
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng69%
Liên kết protein huyết tương98%
Chuyển hóa dược phẩmGan
Bài tiếtPhân: 83%
Nước tiểu: 9%
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.127.911
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC29H35NO2
Khối lượng phân tử429.604 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Tỉ trọng1.189 g/cm3
Điểm nóng chảy194 °C (381 °F)
Điểm sôi629 °C (1.164 °F)
  (kiểm chứng)

Mifepristone, hay còn được gọi là RU-486, là một loại thuốc thường được sử dụng kết hợp với misoprostol, nhằm mục đích phá thai.[1] Sự kết hợp hai loại thuốc này mang lại hiệu quả hơn 95% trong 50 ngày đầu của thai kỳ.[2] Chúng cũng có hiệu quả phá thai trong ba tháng thứ hai của thai kỳ.[2][3] Hiệu quả nên được xác minh sau hai tuần từ khi sử dụng.[1] Thuốc được dùng qua đường uống.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng, cảm thấy mệt mỏi và chảy máu âm đạo.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể có như chảy máu âm đạo nặng, các bệnh do nhiễm khuẩn và sẽ cho một em bé dị tật nếu việc phá thai thất bại.[1] Khi sử dụng thuốc, cần có sự chăm sóc và theo dõi thích hợp.[1][4] Mifepristone là một chất kháng progesterone và tác dụng bằng cách ngăn chặn tác dụng của progesterone và gây co thắt tử cung.[1]

Mifepristone được phát triển vào năm 1980 và được đưa vào sử dụng ở Pháp vào năm 1987.[5] Chúng có mặt tại Hoa Kỳ vào năm 2000.[2] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Mifepristone đã được Health Canada phê duyệt vào năm 2015 và đã có mặt tại Canada vào tháng 1 năm 2017.[7] Chi phí và sự sẵn có giới hạn khả năng tiếp cận thuốc ở nhiều nơi trong thế giới đang phát triển.[8][9] Tại Hoa Kỳ, chúng có chi phí hơn 200 đô la một liều.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “Mifepristone”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ a b c Rexrode, edited by Marlene Goldman, Rebecca Troisi, Kathryn (2012). Women and health (ấn bản 2). Oxford: Academic. tr. 236. ISBN 9780123849793. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Wildschut, H; Both, MI; Medema, S; Thomee, E; Wildhagen, MF; Kapp, N (ngày 19 tháng 1 năm 2011). “Medical methods for mid-trimester termination of pregnancy”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (1): CD005216. doi:10.1002/14651858.CD005216.pub2. PMID 21249669.
  4. ^ “Mifepristone Use During Pregnancy | Drugs.com”. Drugs.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ Corey, E.J. (2012). “Mifepristone”. Molecules and Medicine. John Wiley & Sons. ISBN 9781118361733. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Kingston, Anne (ngày 5 tháng 2 năm 2017). “How the arrival of the abortion pill reveals a double standard”. Maclean's. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ Hussein, edited by Julia; McCaw-Binns, Affette; Webber, Roger (2012). Maternal and perinatal health in developing countries. Wallingford, Oxfordshire: CABI. tr. 104. ISBN 9781845937461. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Winikoff, B; Sheldon, W (tháng 9 năm 2012). “Use of medicines changing the face of abortion”. International perspectives on sexual and reproductive health. 38 (3): 164–6. doi:10.1363/3816412. PMID 23018138.
  10. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 368. ISBN 9781284057560.