Milka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Milka
Sản phẩmBánh kẹo
Sở hữuMondelez International
Quốc giaHoa Kỳ[1]
Ra mắt1825 (199 năm trước) (1825)
Liên quanDanh sách thương hiệu của Kraft
Thị trườngChâu Âu
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Bắc Phi
Tây Á
Cựu chủ sở hữuKraft General Foods (1990–2012)
Jacobs Suchard AG (1982–1990)
Interfood S.A. (1970–1982)
Suchard S.A. (1825–1970)
Websitemilka.com

Milka là một thương hiệu sô cô la xuất xứ từ Thụy Sĩ vào năm 1901 và được công ty bánh kẹo Hoa Kỳ Mondelēz International (trước đây là Kraft Foods) sản xuất trên phạm vi quốc tế từ năm 1990.[2][3] Trong hơn 100 năm, phần lớn sản lượng sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại thành phố Lörrach, Đức, với khoảng 140.000 tấn sô cô la mỗi năm. Sản phẩm chính của Milka là các thanh sô cô la, sô cô la mang hình thù đặc biệt phục vụ cho các mùa lễ hội như lễ Phục sinhGiáng sinh,[4] cũng như bánh quy phủ sô cô la.[5] Cái tên Milka là một từ ghép từ hai thành phần chính của sản phẩm: "MILch" (sữa) và "KAkao" (ca cao hoặc sô cô la).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 11 năm 1825, nhà sản xuất sôcôla người Thụy Sĩ Philippe Suchard (1797–1884) thành lập một tiệm bánhNeuchâtel, bán món tráng miệng làm bằng tay chocolat fin de sa fabrique.[6] Năm sau, Suchard mở rộng công ty của mình và chuyển cơ sở sản xuất sang Serrières gần đó, tại đây ông sản xuất 25–30 kg sô cô la hàng ngày trong một cối xay nước cũ được thuê. Trong những năm 1890, công ty đã thêm sữa vào công thức sô cô la của Suchard.[7]

Ngày 19 tháng 3 năm 1901, công ty đăng ký tên thương hiệu là "Milka",[8][9] cái tên Milka được ghép từ hai từ "MILch" (sữa) và "KAkao" (ca cao hoặc sô cô la).[10] Các thanh sôcôla "Milka" đầu tiên được đóng gói trong bao bì màu hoa cà đặc trưng. Các sản phẩm của họ đến thị trường Áo vào năm 1909 và trở nên ngày càng phổ biến. Đến năm 1913, công ty đã sản xuất sô cô la nhiều gấp 18 lần so với khi ở nhà máy ban đầu vào năm 1880. Từ năm 1926, Milka bắt đầu cho ra đời sôcôla phiên bản mùa lễ hội, như sô cô la đúc thành hình ông già Noel, thỏ Phục sinh hay các kích cỡ khác nhau của trứng Phục sinh. Năm 1950 đánh dấu năm logo của thương hiệu chuyển thành màu trắng trên nền màu hoa cà, sau đó logo được đăng ký vào năm 1962.[8]

Năm 1970, Suchard hợp nhất với Toblerone thành công ty Interfood,[11] rồi năm 1982, Interfood hợp nhất với công ty cà phê Jacobs thành Jacobs Suchard.[12] Tám năm sau (1990), Kraft Foods mua lại Jacobs Suchard, trong đó có thương hiệu Milka.[2][3] Năm 1998, Milka đăng ký màu tím là "màu thương hiệu cho các chế phẩm sôcôla" với chính phủ.[9] Tháng 10 năm 2012, Kraft tách bộ phận thức ăn nhẹ ra thành một công ty độc lập, sau này mang tên Mondelēz International.[13]

Năm 2016, nhãn hiệu này thu về 1,5 tỉ đô la Mỹ doanh thu và mở rộng thị trường sang Trung Quốc.[10]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phân xưởng đặt tại thành phố Lörrach, Đức của Milka có khoảng 500 nhân viên và sản xuất khoảng 3 triệu thanh sôcôla mỗi ngày, tương đương với 140.000 tấn sôcôla/năm. Đây cũng là phân xưởng chuyên sản xuất sôcôla loại 100 gram cho nội địa Đức và hơn 50 quốc gia khác.[9] Ngoài Lörrach, Milka cũng có xưởng sản xuất tại Bludenz (Áo) và Strasbourg (Pháp) với sản lượng 60.000 tấn (chủ yếu là các thanh loại 200 gram đến 400 gram).[14]

Quảng bá[sửa | sửa mã nguồn]

Bò Milka tại thành phố Potsdam, Đức.

Linh vật của nhãn hiệu là một con bò màu trắng với các đốm tím và mang chuông vàng ở cổ.[10][15] Chủ đề xuyên suốt trong các quảng cáo của Milka là sự mềm mại (tenderness).[10] Vào thập niên 1990, Peter Steiner cũng xuất hiện trong các quảng cáo của Milka.[16] Từ năm 1995, Milka trở thành nhà tài trợ cho các vận động viên trượt tuyết nổi bật.[10]

Các thị trường lớn nhất của Milka bao gồm Đức, Áo Pháp, Ba Lan và Nga.[10]

Sản phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, từ bao bì kép bằng giấy và lá nhôm, Milka chuyển sang bao bì mới bằng nhựa có thể đóng lại được. Việc này được cho là đã giảm 60% lượng bao bì cũng như giảm tiêu thụ năng lượng 25% trong vòng bốn năm.[9]

Sản phẩm của Milka có các bao bì và mùi vị khác nhau phụ thuộc vào nơi bán ra sản phẩm đó:[17][18]

Sô cô la Milka "à la Dessert au Chocolat" với nhân kem cacao
Nhà máy sản xuất tại thành phố Lörrach, Đức
  • Thanh sôcôla
    • Alpine Milk – Sôcôla sữa[19]
    • Broken Nuts – Sôcôla sữa với các mẩu hạt dẻ[20]
    • Milka and Daim – Sôcôla sữa với các mẩu từ thanh kẹo Daim[21]
    • Milka and Oreo – Sôcôla sữa nhân Oreo[10][22]
    • Choco-Swing – Sôcôla sữa nhân bánh quy[23]
    • Choco and Biscuit – Sôcôla sữa nhân một lớp cacao và một lớp bánh quy[24]
    • Strawberry Yogurt – Sôcôla sữa nhân dâu[25]
    • Caramel – Sôcôla sữa nhân caramel[26]
    • Peanut Caramel – Sôcôla sữa nhân caramel đậu phộng[10]
    • Almond Caramel – Sôcôla sữa với các mẩu từ hạt hạnh nhân và nhân caramel
    • Whole Hazelnuts – Sôcôla sữa nhân hạnh nhân[27]
    • White ChocolateSô cô la trắng[28]
    • White Coconut – Sôcôla trắng vị dừa[29]
    • Raisins and Hazelnuts – Sôcôla sữa hạt nho và các mẩu hạt dẻ[28]
    • Raspberry Cream – Sôcôla sữa nhân mâm xôi[28]
    • Cow Spots hay Happy Cow – Sôcôla sữa điểm các đốm sôcôla trắng[28]
  • Toffee
    • Milka Toffee – Toffee nhân caramel phủ sôcôla sữa[30]
    • Milka Toffee Hazelnut[31]
  • Choco Brownie – Brownie sôcôla sữa[10]
  • Praline[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kraft and Cadbury: the brands”. The Guardian. ngày 7 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ a b Dealbook (ngày 4 tháng 8 năm 2011). “Kraft, From Roll-Up to Spinoff”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ a b “The history of Kraft and its many, many brands”. Telegraph (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “Kraft Foods Chocolate Treats Make Easter Especially Delicious”. Mondelez International, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ “Milka- Categorydetail”. Milka.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Milka - Van Columbus tot Suchard”. Milka.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “L'historique de Milka: comment est né le nom Milka”. Milka.fr (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ a b “Milka Geschichte” [Lịch sử Milka]. Mondelez Đức (Mondelez Deutschland) (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ a b c d Nora Jakob (ngày 18 tháng 12 năm 2013). “Eine ganze Stadt ist verrückt nach Milka” [Một thành phố phát cuồng vì Milka] (bằng tiếng Đức). Wirtschaftswoche. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ a b c d e f g h i j “2017 Fact Sheet” [Tờ thông tin về Milka (2017)] (PDF). Mondelēz International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ Bailey, Elizabeth (ngày 4 tháng 2 năm 1981). “CHEAP CHOCOLATE WORRIES THE SWISS”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  12. ^ Reuters (ngày 14 tháng 4 năm 1988). “COMPANY NEWS - 14.9% of Rowntree To Jacobs-Suchard”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2015.
  13. ^ Associated Press (ngày 21 tháng 3 năm 2012). “Kraft Foods to rename snacks company Mondelez”. Yahoo News. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “600.000 Milka-Großtafeln täglich” [600.000 thanh Milka mỗi ngày] (bằng tiếng Đức). 30 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  15. ^ “reclame - milka (2012)”. YouTube. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Milka Werbung It's cool man”. YouTube. ngày 8 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “Products” (bằng tiếng Đức). Milka.de. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ Trotter, Greg (ngày 7 tháng 9 năm 2016). “Oreo chocolate bars key to snack giant Mondelez's 'big splash' in U.S.”. Chicago Tribune (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  19. ^ “Milka”. GermanDeli.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  20. ^ “MC. The Manufacturing Confectioner”. 88. Chicago: Manufacturing Confectioner. 2005: 66. ISSN 0163-4364. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  21. ^ “Milka Daim”. Milka (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  22. ^ “Chocolate Candy”. Oreo. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  23. ^ “Milka – Produitdetail” (bằng tiếng Pháp). Milka.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  24. ^ “MILKA CHOCO BISCUIT 300G”. Milka.hu (bằng tiếng Hungary). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2017.
  25. ^ MC. The Manufacturing Confectioner. Band 78 . Manufacturing Confectioner. 1998.
  26. ^ “Milka – Táblás Milka”. Milka.hu. ngày 27 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ Whiteworth, Joe (ngày 2 tháng 12 năm 2016). “Czech consumer 'harmed' after eating Mondelēz Milka chocolate”. Food Quality News. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
  28. ^ a b c d Econimist Intelligence (1998). “Marketing in Europe”. London: The Unit: 103. ISSN 0025-3723. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  29. ^ “MC. The Manufacturing Confectioner”. 77. Chicago: Manufacturing Confectioner Pub. Co. 1997: 66. ISSN 0163-4364. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  30. ^ “MC. The Manufacturing Confectioner”. 86. Manufacturing Confectioner Pub. Co. 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  31. ^ “Milka Toffee Whole Hazelnuts”. Chocolate Brands (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2017.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]