Nôn ra máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nôn máu
Khoa/NgànhNgoại tổng quát, Tiêu hóa

Nôn máu là hiện tượng nôn ra máu.[1] Nguồn gốc máu thường từ đường tiêu hóa trên, thường là trên cơ treo tá tràng.[1] Bệnh nhân dễ nhầm nôn máu với ho ra máu, mặc dù ho ra máu phổ biến hơn. Nôn máu luôn là một triệu chứng cơ năng quan trọng.[1]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguyên nhân có thể là:

Xử trí[sửa | sửa mã nguồn]

Nôn máu cần được xử trí cấp cứu. Các dấu hiệu sinh tồn cho biết có sốc mất máu hay không. Cần có thái độ xử trí đúng đắn trong trường hợp này. Cần thực hiện tất cả các xét nghiệm như nội soi trước khi cho thuốc. Số lượng tiểu cầu cũng là một xét nghiệm quan trọng. Các thuốc như giảm đau, kháng sinh như ciprofloxacin, có thể làm giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết (cơ thể không có đủ tiểu cầu trong máu nên không thể hình thành cục máu đông). Trường hợp cho sai thuốc hoặc xử trí không đúng có thể dẫn đến tử vong. Cần truyền máu khi cơ thể mất hơn 20% thể tích máu. Mất máu nặng làm tim không thể bơm đủ lượng máu đi nuôi cơ thể dẫn đến sốc giảm thể tích (sốc giảm thể tích có thể dẫn đến suy đa tạng như thận, não hoặc hoại tử chi). Lưu ý rằng những bệnh nhân không được điều trị có thể bị teo não.[cần dẫn nguồn]

Mất máu ít[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp không sốc, bệnh nhân thường được kê thuốc ức chế bơm proton (ví dụ như omeprazole), truyền máu (nếu hemoglobin thấp dưới 8.0 g/dL hoặc 4.5–5.0 mmol/L), và nhịn ăn uống đến khi có thể nội soi. Đặt đường truyền tĩnh mạch (các đường truyền lớn hoặc một đường truyền tĩnh mạch trung tâm) phòng trường hợp bệnh nhân tiếp tục chảy máu và diễn biến nặng lên.

Mất máu nhiều[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các trường hợp nôn máu có rối loạn huyết động, sốc giảm thể tích, cần ngay lập tức hồi sức phòng ngừng tim.[cần dẫn nguồn] Truyền dịch hoặc máu, ưu tiên đường truyền lớn, chuẩn bị nội soi cấp cứu thường ở phòng mổ. Chỉ định phẫu thuật thường ở những trường hợp chảy máu không thể nội soi xác định và cần mở bụng kiểm tra. Đảm bảo hô hấp là ưu tiên hàng đầu trong ở những bệnh nhân nôn máu, đặc biệt là ở những người hôn mê (bệnh lý não gan ở những bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.) Đặt nội khí quản có thể là một lựa chọn giúp cứu sống bệnh nhân.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Interpreting Signs and Symptoms. Nursing. Lippincott Williams & Wilkins. 2007. tr. 308–9. ISBN 9781582556680.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]