Năm môn phối hợp hiện đại tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm môn phối hợp hiện đại
tại Thế vận hội lần thứ XXXI
Địa điểmTrung tâm thể thao dưới nước Deodoro
Sân vận động Deodoro
Youth Arena
Thời gian18–20 tháng Tám
Số VĐV72
← 2012
2020 →

Bản mẫu:Năm môn phối hợp hiện đại tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Năm môn phối hợp hiện đại tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro diễn ra từ ngày 19 tới 20 tháng 8 năm 2016 tại Trung tâm thể thao dưới nước Deodoro, Sân vận động DeodoroYouth Arena.

Ba mươi sáu vận động viên sẽ thi đấu tại mỗi nội dung namnữ.[1] Ban đầu Union Internationale de Pentathlon Moderne (UIPM) dự định cả năm môn sẽ thi đấu tại cùng một địa điểm. Nhưng không đem đến kết quả tuy nhiên tất cả các địa điểm chỉ cách nhau xấp xỉ 300 mét.[2][3]

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Năm môn phối hợp hiện đại bao gồm năm nội dung; súng ngắn, đấu kiếm kiếm ba cạnh, 200 m bơi tự do, nhảy ngựa, và 3.2 km chạy băng đồng.[4]

Ba nội dung đầu (đấu kiếm, bơi, và nhảy ngựa) được tính theo hệ thống tính điểm. Điểm số này sẽ được quy đổi thành thời gian bất lợi cho nội dung hỗn hợp cuối (súng ngắn và chạy băng đồng), với người cao điểm nhất xuất phát đầu và các vận động viên khác xuất phát chậm hơn tùy theo số điểm mà họ xếp sau người dẫn đầu. Kết quả khi kết thúc lượt chạy được tính là kết quả cuối cùng.

Không giống như các kỳ trước, nội dung đấu kiếm bao gồm hai vòng: vòng tròn truyền thống cộng thêm một "vòng thêm". Tại vòng tròn mỗi vận động viên sẽ thi đấu với các vận động viên khác một lần. Các vận động viên được xếp hạng dựa vào chiến thắng họ giành được. Vòng thêm sẽ được diễn ra theo thể thức loại trực tiếp. Hai vận động viên có thứ hạng thấp nhất tại vòng tròn sẽ gặp nhau thêm một lần nữ; người thắng sẽ được tính thêm chiến thắng và đối mặt với người có thứ hạng cao hơn. Cứ thế cho đến khi gặp người đứng đầu, khi tất cả các vận động viên đều tham dự vòng đấu thêm.[5][6]

Nội dung bơi là bơi 200 mét tự do, điểm số dựa theo thời gian.[6]

Nhảy ngựa là nội dung cưỡi một con ngựa lạ đi qua 12 chướng ngại vật. Điểm được dựa trên điểm trừ đối với các trường hợp rơi thanh ngang đối, bị từ chối, ngã và quá thời gian giới hạn.[6]

Nội dung chạy kết hợp bắn súng ngắn không thay đổi so với thể thức năm 2012; các vận động viên sẽ có bốn vòng bắn súng sau 800 m chạy. Mỗi lượt bắn, họ phải bắn năm mục tiêu, nạp đạn sau mỗi lần bắn, và sau đó tiếp tục chạy. Bắn trượt sẽ không bị trừ điểm, nhưng kết quả thi đấu sẽ dài hơn do phải bắn đủ năm mục tiêu. Sau 70 giây, nếu vận động viên không bắn đủ năm mục tiêu, họ phải tiếp tục chặng chạy tiếp theo.[4][6]

Tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung Vàng Bạc Đồng
Nam
chi tiết
Aleksander Lesun
 Nga
Pavlo Tymoshchenko
 Ukraina
Ismael Uscanga
 México
Nữ
chi tiết
Chloe Esposito
 Úc
Élodie Clouvel
 Pháp
Oktawia Nowacka
 Ba Lan

Bảng xếp hạng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

1  Úc 1 0 0 1
 Nga 1 0 0 1
3  Pháp 0 1 0 1
 Ukraina 0 1 0 1
5  México 0 0 1 1
 Ba Lan 0 0 1 1
Tổng 2 2 2 6

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Rio 2016: Modern Pentathlon”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ Mackay, Duncan (ngày 15 tháng 12 năm 2013). “Modern pentathlon proposes holding all five events in same stadium at Rio 2016”. Inside The Games. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Deodoro Aquatics Centre”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ a b Branch, John (ngày 26 tháng 11 năm 2008). “Modern Pentathlon Gets a Little Less Penta”. New York Times. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ Rowbottom, Mike (ngày 1 tháng 12 năm 2014). “Modern pentathlon approves fencing bonus round from 2015”. Inside The Games. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ a b c d “Modern Pentathlon 101: Competition format”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Năm môn phối hợp hiện đại tại Thế vận hội Mùa hè