Bước tới nội dung

Nữ thần số mệnh (thần thoại Slav)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rodzanica
Rodzanice, Marek Hapon, 2015
Nơi ngự trịCung điện mặt trời
Biểu tượngSợi chỉ sự sống
Giới tínhNữ
Lễ hộiLễ cúng 3 ngày cho trẻ sơ sinh
Phối ngẫuRod
Tương ứng Hi LạpMoirai
Tương ứng La MãParca
Tương ứng Kitô hữuMẹ Thiên Chúa
Tương ứng SlavRodzanice (số nhiều), Narecznica, Sudiczki

Rodzanica (tiếng Nga: Рожданица), số nhiều Rodzanice, hoặc các tên khác như Narecznica, Sudiczki – thần số mệnh trong tín ngưỡng của người Slav. Trong các nguồn trích dẫn thường gọi là Rodznica được cặp chung với nam thần Rod. Số lượng thường gặp là bộ ba thần, nhưng đôi khi cũng là bốn, năm, bảy hoặc thậm chí chín, một trong số đó sẽ giữ vai trò "nữ chúa". Trong một số truyện, nữ thần chỉ là một (số ít).[1] Được cho là có liên hệ với thần Dola nhưng không rõ ràng theo phương diện nào. Trong văn hóa dân gian Ba Lan, các thần thường xuất hiện dưới dạng ánh sáng.

Tên gọi và ý nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân vùng ngôn ngữ Slav gọi các thần này bằng những tên khác nhau (dạng thức số nhiều):[1][2]

  • Tiếng Croatia: rođenice, rojenice, rožanice, suđaje, suđenice, sujenice
  • Tiếng Slovenia: rodjenice, rojenice, sudice, sojenice, sujenice
  • Tiếng Bulgaria: sǎdbenici (съдбеници), narjuknici (нарюкници), orisnici (орисници), urisnici (урисници), uresici (уресици), rožanici (rожаници)
  • Tiếng Séc và tiếng Slovak: rodjenice, sudjenice, sudička
  • Tiếng Ba Lan: rodzanice, narecznice, sudiczki
  • Tiếng Serbia: suđaje, suđenice, rođenice, narečnici
  • Tiếng Nga, tiếng Nga cổ: rožanicy (рожаницы), suženicy (суженицы), orisnicy (орисницы)

Từ rodzanica, rodjenicarojenica có gốc từ rodzić (cha mẹ) nghĩa là "sinh nở".[3]

Từ sudiczka, sudica hoặc sojenica bắt nguồn từ sud (tòa án) nghĩa là "phán xét".[3]

Từ narecznica, nerechnitsa, narucnica có nghĩa là "định đoạt".[3]

Từ udder có nghĩa là "ban cho".[1]

Trong tiếng Bulgaria, các từ orisnici, urisnici, uresici xuất phát từ tiếng Hy Lạp όρίζοντες (orizontes) có nghĩa là "sửa chữa".[1]

Đông Slav, vận may được nhân cách hóa thành vị thần Dola (tên này nghĩa là "chia rẽ", "tham gia") còn vận rủi là thần Niedola.[1][4] Mặt khác, người Serbiangười Croatia có thần Sreća (nghĩa là "hạnh phúc").[5][6]

Tại một số vùng Ba Lan có các biến thể khác biệt nhưng cũng giữ vai trò tương tự như các nữ thần ở Małopolska Kraśnik, Pomerania.[7] Trong Katalogu Magii Rudolfa (Danh mục ma thuật của Rudolf) do Edward Karwot chấp bút dựa trên các thông tin mà huynh trưởng Rudolf thu thập về ngoại giáo Tây Slav chép rằng người Slav "cúng tế ba chị em thần được gọi là Kloto, LakhesisAtropos mong được giàu có thịnh vượng". Rudolf có lẽ không hiểu về ngôn ngữ Slav nên đã đặt cho Rodzanice cái tên của thần số mệnh Moirai trong thần thoại Hy Lạp với vai trò chức năng cũng tương tự như vậy.[8]

Sau thời Cơ Đốc hóa, Rodzanica được thay thế bằng Mẹ Thiên Chúa hoặc các nữ thánh. Trong thuật chú của người Ruthenia, thần số mệnh hiện thân dưới dạng cậu thiếu niên: Paraskieva, AnastasiaBarbara. Còn trong văn hóa dân gian Bulgaria là Bogurodzica, Paraskieva và Anastasia.[3] Vai trò định mệnh được chuyển cho các thiên thần Cơ Đốc hoặc thậm chí chính Đấng Christ.[7]

Thông tin nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm Słowo św. Grzegorza Teologa o tym, jak poganie kłaniali się bożkom (Lời dạy của Thánh Gregory Nhà Thần học về cách người ngoại thờ lạy thần tượng) từ thế kỷ 11 là văn bản cổ nhất (bằng tiếng Nga cổ) còn giữ được đề cập đến Rodzanica:[9]

Słowo niejakiego Chrystolubca (Ghi chép của Christophilus tin kính) mô tả lời cầu nguyện dâng riêng cho Rod và Rodzanica:[10]

Sự sùng bái Rodzanica khá phổ biến ngay cả ở Nga thế kỷ 16, bằng chứng là các bí tích giải tội được giám mục Chính thống giáo Đông phương mô tả trong nguyên tắc giải tội của thánh Savva đồi Storozhi:[11]

Izmaił Sriezniewski cũng thu thập được các thông tin sau đây trong Materiałach dla słownika staroruskiego (Tư liệu cho từ điển tiếng Nga cổ):[5]

Các Narecznica cũng thường xuyên xuất hiện trong các truyền thuyết và sử thi Nam Slav khác nhau, một trong số đó là sử thi Hoàng thân Mark:[12]

Време било токмо на пол нокье
На пол ноьке, време глуа доба;
Што му дошле до три наречници,
На детето кжсмет да наречат;
...
Вала Богу, за чудо големо,
Што се рекло от три наречници,
Што се рекло и се извжршило!
Thời giờ vào đúng nửa đêm
Lúc nửa đêm, thời giờ sắp hết;
Những điều mà ba Narecznica mang tới,
Để vạch ra cho đứa trẻ;
...
Ngợi khen Chúa về phép mầu lớn,
những lời mà ba Narecznica đã phán,
những lời phán đã được hoàn thành.

Nhà dân tộc học Ba Lan Zorian Dołęga Chodakowski là người đầu tiên ghi chép về tục thờ các nữ thần ánh sáng. Ông đề cập trong tác phẩm O Sławiańszczyźnie przed chrześcijaństwem (Khu vực Slav thời tiền Cơ Đốc):[13]

Nhà văn học sử Ba Lan Stefan Vrtel-Wierczyński trong Średniowieczna poezja polska świecka (Thi ca thế tục Ba Lan trung cổ) có chép câu thần chú do Aleksander Brückner phát hiện:[14]

Zarze, zarzyce, trzy siestrzyce.
Poszła Matka Boża po morzu, zbirając złote pianki;
Potkał ją święty Jan: A gdzie idziesz matuchno?
Idę synaczka swego leczyć.
Zarze, zarzyce, trzy siestrzyce.
Đức Bà đi trên biển lấy kẹo dẻo bằng vàng;
Thánh Jan gặp: Mẹ đi đâu vậy?
Ta sẽ chữa lành cho con trai ta.

Max Toeppen trong Wierzeniach mazurskich z dodatkiem zawierającym klechdy i baśnie Mazurów (Tín ngưỡng thông qua truyện cổ tích của người Mazur) chép lời chú zagоvor:[15]

Stanisław Czernik trong cuốn sách Trzy zorze dziewicze: wśród zamawiań i zaklęć (Ba trinh nữ hào quang: giữa lời thần chú) trích dẫn câu thần chú sau:[16]

Zorzyczki, zorzyczki,
trzy was jest
jedna porankowa,
druga południowa,
trzecia wieczorowa.
Weźcie od mego dziecka płaczenie,
oddajcie mu spanie.
Zorzyczki, zorzyczki,
hỡi ba thần
một buổi sáng,
hai giữa trưa,
ba chiều tối.
Lấy đi cơn khóc cho con tôi
để nó còn ngủ.

Tạp chí địa lý và dân tộc học hàng tháng Wisła đưa ra câu thần chú sau đây cho trẻ khóc dạ đề, niệm lúc hoàng hôn ba ngày liên tiếp[17] và lời cầu xin một tấm chồng tốt:[18]

Zorze, zorze, zorznice
Odbierzcie od naszego dziecka płacznice
Zorze, zorze, zorznice
Hãy mang cơn khóc của con chúng tôi đi
Zorze, zorzeczeńki!
Wszystkieśta moje siostruczeńki!
Siadajta na konia wronego
I jedźta po towarzysza mojego.
Żeby on nie mógł beze mnie
ni spać, ni jeść,
ni siadać, ni gadać.
Żeby ja mu się spodobała we stanie, w robocie, w ochocie.
Żeby ja była wdzięczna i przyjemna Bogu i ludziom,
i temu towarzyszowi mojemu.
Zorze, zorzeczeńki!
Tất cả các em gái tôi ơi!
Hãy cưỡi lên con quạ
Bay đi tìm người ấy cho tôi.
Rằng chàng không thể thiếu tôi
không ngủ cũng không ăn,
không ngồi xuống cũng không nói chuyện.
Rằng chàng muốn tôi mọi lúc mọi nơi, cả khi làm việc.
Rằng tôi sẽ biết ơn và vâng lời Chúa và người,
với người ấy của tôi.

Hiện thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa dân gian Nam Slav, Rodzanice được mô tả là những cô gái xinh đẹp hoặc các phụ nữ lớn tuổi, tốt bụng. Đôi khi cũng được khắc họa bằng ba phụ nữ độ tuổi khác nhau: một cô gái trẻ, một phụ nữ trưởng thành và một bà lão. Người Nam Slav mô tả họ là các cô gái xinh đẹp với bầu má trắng, tròn. Họ mặc quần áo trắng, trùm mũ trắng và đeo vàng bạc trang sức. Trong tay họ cầm nến đang cháy, người thường có thể nhìn thấy bóng họ dưới ánh trăng.[1]

Trong quan niệm của người Séc thì đó là những trinh nữ hoặc lão bà mặc đồ trắng, cao và trong suốt, đôi má nhợt nhạt, đôi mắt lấp lánh và quyến rũ, trang sức đá quý dắt trên mái tóc. Cũng như ở Nam Slav, nữ thần trùm mũ trắng hoặc đeo mạng che mặt trắng.[1]

Bản tính và thờ cúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộn chỉ sự sống của Mẹ Thiên Chúa đặt gần nôi. Một góc của tranh khảm "Mẹ Thiên Chúa giáng sinh", Ucraina, thế kỷ 16

Các nữ thần phải chăm sóc các bà bầu.[19] Và sau khi đứa trẻ chào đời, họ quyết định số mệnh cả đời cho nó.[7] Ba ngày sau khi đứa trẻ ra đời, đến nửa đêm, các thần hiện ra, đến bên nôi và phán về vận mệnh của đứa trẻ, ấn chứng số phận nó như một dấu không thể xóa trên trán.[3][20][21] Ba thần thường đưa ra những ý kiến trái ngược nhau và quyết định cuối cùng thuộc về nữ thần đứng đầu cao tuổi nhất. Nữ thần trẻ nhất sẽ se ống chỉ, nữ thần thứ hai đo và nữ thần thứ ba cắt sợi chỉ sự sống - sợi chỉ càng dài, tuổi thọ càng cao.[1] Người Nam Slav đôi khi phân biệt Rodzanica với thần Sudiczki vốn được cho là chỉ xuất hiện trước khi chết hoặc những thời khắc nguy cấp.[3] Cũng có khi người ta kêu cầu các Rodzanica bảo vệ gia đình khỏi dịch bệnh.[22] Tuy nhiên, cũng nên chú ý rằng theo Procopius thành Caesarea, người Slav không hề tin vào số mệnh:[23]

Theo các tư liệu cổ, bàn ăn được dọn sẵn để cúng các Rodzanica với bánh mì, mật ong, pho mát và bánh ngũ cốc (kutia),[24][20] đôi khi được đặt trong phòng thờ riêng.[22] Lọn tóc đầu tiên được cắt và dâng cho Rodzanica.[3][20] Người Slovenia và người Croatia từng đặt nến, rượu, bánh mì và muối trong phòng nghỉ của sản phụ một ngày sau khi sinh. Nếu không giữ đúng các nghi thức này có thể mang lại vận xấu cho đứa trẻ. Người Slovenia ở Istria đặt bánh mì dưới những tảng đá bên cạnh hang động được cho là nơi các Rodzanica trú ngụ. Ở Bulgaria, người ta dọn bữa tối cho Urisnica. Ở Cộng hòa Séc, bàn bày bánh mì, muối và bơ, đôi khi có cả pho mát, còn trên ghế đặt bộ quần áo trắng dành cho Rodzanica.[1] Lễ của Rod và Rodznica rơi vào ngày 26 tháng 12, sau khi Cơ Đốc hóa thì Nhà thờ Chính thống thay thế bằng ngày lễ Mẹ Thiên Chúa.[25]

Rodznica sống vĩnh hằng trong cung điện Mặt trời, nên có những chi tiết liên hệ với thần Mặt trời.[3]

Nhiều tôn giáo cổ châu Âu cũng có ba nữ thần dự đoán tương lai của đứa trẻ, điều này cho thấy nguồn gốc Ấn-Âu của Rodzanice:

Trong văn hóa Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tư liệu tiếng Nga cổ cũng đề cập đến Rodzanica như một nữ thần duy nhất, nhưng thường cặp chung với Rod.[20] Một ví dụ là bản dịch tiếng Nga thế kỷ 13 của biên niên sử thế kỷ 12 Gesta regum Anglorum có miêu tả tục thờ thần Sviatovit (Святовит) của người Slav Polab, so sánh thần này với Fortuna của La Mã và Týchē của Hy Lạp - dịch giả đã viết thẳng Fortuna là Rożdanica (Рожданица).[26][27] Một ví dụ khác là Słowo, jak poganie kłaniali się bałwanom (Lẽ tất nhiên, dân ngoại thờ thần tượng) "Thần Artemis nam và nữ được gọi là Rod và Rożanicą".[28] Trong bối cảnh đó, Rodzanica có thể là Mẹ Trái Đất - nữ thần sinh sản và làm mẹ.[29][30] Theo các nhà thần thoại học, ba vị thần số mệnh chính là các thực thể nữ thần định mệnh cổ đại truyền lại như Urðr thời tiền German và Kloto thời Hy Lạp cổ đại. Thần thoại Slav có thể diễn tiến tương tự và nữ thần định mệnh ban đầu có thể là Dola.[31]

Boris Rybakow đồng nhất Rodzanica với Lada là vợ Rod đóng vai trò thủy tổ.[32]

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc:

Văn học:

  • Katarzyna Puzyńska - Rodzanice 2019 (cuốn 10 trong loạt truyện hình sự kỳ ảo Saga o Lipowie (Lipov truyền kỳ)[35]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brückner, Aleksander (1985). Mitologia słowiańska [Thần thoại Slav] (bằng tiếng Ba Lan). Warszawa: Państwowe Wydawnictwo Naukowe. ISBN 8301062452.
  • Cepenkov, Marko (1990). Сборник за народни умотворения и народопис [Tuyển tập truyện dân gian và dân tộc học] (bằng tiếng Bulgaria). XVI–XVII. Sofia: Bộ Giáo dục. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  • Czernik, Stanisław (1985). Trzy zorze dziewicze: wśród zamawiań i zaklęć [Ba trinh nữ hào quang: giữa lời thần chú] (bằng tiếng Ba Lan). Łódź: Wydawnictwo Łódzkie. ISBN 8321804225.
  • Dołęga Chodakowski, Zorian; Maślanka, Julian (1967). O Sławiańszczyźnie przed chrześcijaństwem oraz inne pisma i listy [Về khu vực Slav thời tiền Cơ Đốc cùng các tác phẩm, thư từ khác] (bằng tiếng Ba Lan). Warszawa: Wydawnictwo Naukowe PWN.
  • Figes, Orlando (2002). Natasha's Dance: A Cultural History of Russia [Vũ điệu của Natasha: Lịch sử văn hóa Nga] (bằng tiếng Anh). New York: Henry Holt and Company. ISBN 0-8050-5783-8.
  • Gieysztor, Aleksander (2006). Mitologia Słowian [Thần thoại Slav] (bằng tiếng Ba Lan). Warszawa: Wydawnictwa Uniwersytetu Warszawskiego. ISBN 978-83-235-0234-0.
  • Goscilo, Helena; Holmgren, Beth (1996). Russia--women--culture [Nước Nga -- Nữ giới -- Văn hóa] (bằng tiếng Anh). Indiana University Press. ISBN 0253210445.
  • Gray, Louis Herbert; Moore, George Foot; MacCulloch, John Arnott; Máchal, Jan (1918). “Genii of Fate” [Genii số mệnh]. The Mythology of All Races [Thần thoại của tất cả các chủng tộc] (bằng tiếng Anh). III.
  • Kapitsa, Fyodor Sergeevich (2008). “Славянские традиционные праздники и ритуалы: справочник” [Tham khảo lễ hội và nghi thức tín ngưỡng Slav truyền thống] (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  • Mačuda, Jiří (2012). Rodnověřské obřady a ruská lidová kultura [Nghi lễ Rod và văn hóa dân gian Nga] (bằng tiếng Séc). Brno: Uniwersytet Masaryka.
  • Moszyński, Leszek (1998). Dlaczego naukowe opisy prasłowiańskich wierzeń są tak róznorodne [Nguyên nhân về sự đa dạng khi mô tả khoa học tín ngưỡng Tiền Slav] (PDF) (bằng tiếng Ba Lan). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2019.
  • Piątkowska, Ignacja (1889). “Z życia ludu wiejskiego w ziemi Sieradzkiej” [Từ đời sống nông dân vùng Sieradz]. Wisła. Miesięcznik Geograficzno-Etnograficzny (bằng tiếng Ba Lan). III z.3.
  • Podgórscy, Barbara i Adam (2005). Wielka Księga Demonów Polskich – leksykon i antologia demonologii ludowej [Ma quỷ Ba Lan toàn thư - từ điển và tuyển tập thuật ngữ ma quỷ dân gian] (bằng tiếng Ba Lan). Wydawnictwo KOS. ISBN 83-89375-40-0.
  • Profantowa, Nadia (2004). Encyklopedie slovanských bohů a mýtů [Bách khoa toàn thư thần thoại Slav] (bằng tiếng Séc). Libri. ISBN 8072772198.
  • Szyjewski, Andrzej (2003). Religia Słowian [Tôn giáo người Slav] (bằng tiếng Ba Lan). Kraków: Wydawnictwo WAM. ISBN 83-7318-205-5.
  • Strzelczyk, Jerzy (1998). Mity, podania i wierzenia dawnych Słowian [Thần thoại, truyền thống và tín ngưỡng người Slav cổ] (bằng tiếng Ba Lan). Poznań: Dom Wydawniczy Rebis. ISBN 83-7120-688-7.
  • Toeppen, Max (1894). Wierzenia mazurskie z dodatkiem, zawierającym klechdy i baśnie Mazurów [Tín ngưỡng thông qua truyện cổ tích của người Marzur] (bằng tiếng Ba Lan).
  • Vrtel-Wierczyński, Stefan (1923). Średniowieczna poezja polska świecka [Thi ca thế tục Ba Lan trung cổ] (bằng tiếng Ba Lan). Kraków: Krakowska Spółka Wydawnicza.
  • “Drobiazgi ludoznawcze” [Tản mạn về văn hóa dân gian]. Wisła. Miesięcznik Geograficzno-Etnograficzny (bằng tiếng Ba Lan). XVII z.3. 1903.
  • “Jar - Niesem Plon (2010,CD)” (bằng tiếng Anh). Discogs. ngày 22 tháng 10 năm 2010.
  • “Percival Schuttenbach – Strzyga (2016,CD)” (bằng tiếng Anh). Discogs. ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  • Puzyńska, Katarzyna. “Saga o Lipowie” [Lipov truyền kỳ] (bằng tiếng Ba Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2020.