NGC 3783

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 3783
Ảnh phát họa những gì bao quanh lỗ đen siêu khối lượng của NGC 3783
Ghi công: ESA
Dữ liệu quan sát
Chòm saoBán Nhân Mã
Xích kinh11h 39m 01.721s[1]
Xích vĩ–37° 44′ 18.60″[1]
Dịch chuyển đỏ0.008506 ± 0.000100[2]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời+2,817[3] km/s
Khoảng cách135.7 e6ly (41.60[4] Mpc)
Quần tụ thiên hàNGC 3783 group
Cấp sao biểu kiến (V)13.43
Đặc tính
KiểuSBa[5]
Kích thước biểu kiến (V)1′.9 × 1′.7[5]
Đặc trưng đáng chú ýSeyfert 1
Ảnh phát họa những gì bao quanh lỗ đen siêu khối lượng của NGC 3783

NGC 3783 là tên của một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn nằm trong chòm sao Nhân Mã[6]. Khoảng cách của thiên hà này với trái đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 135 triệu năm ánh sáng[4]. Nó nghiêng một góc 23° với điểm nhìn từ trái đất dọc theo góc vị trí 163°. Phân loại hình thái học của nó là SBa[5], tức là nó có một thanh chắn băng qua vùng trung tâm (B) và cách nhánh xoắn ốc của nó xoắn rất chặt (a)[7]. Mặc dù không thấy cấu trúc đai trong bao bọc lấy thanh chắn, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định sự tồn tại của nó. Nhân thiên hà của nó thì là nhân thiên hà hoạt động và thiên hà này được phân loại là thiên hà Seyfert loại 1. Nhân thiên hà này phát ra tia X rất mạnh và trải qua nhiều biến thể của sự phát ra tia X thông qua quang phổ điện từ.[5]

Nguồn gốc của hoạt động trong thiên hà là do một lỗ đen siêu khối lượng đang quay với tốc độ cao, nằm ở lõi và được bao quanh bởi 1 đĩa bồi tụ cấu tạo từ bụi.[8] Khối lượng xấp xỉ của lỗ đen này là khoảng 8,7 triệu ([8.7 ± 1.1] × 106) lần khối lượng mặt trời[9]. Các quan sát đo giao thoa cho thấu cấu trúc đai bên trong vối bán kính 0.52 ± 0.16 năm ánh sáng.[10]

Nó là thành viên của một nhóm thiên hà có liên kết lỏng lẻo là nhóm NGC 3783.[11]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Xử Nữ và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 39m 01.721s[1]

Độ nghiêng –37° 44′ 18.60″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.008506 ± 0.000100[2]

Cấp sao biểu kiến 13.43

Vận tốc xuyên tâm +2,817[3] km/s

Kích thước biểu kiến 1′.9 × 1′.7[5]

Loại thiên hà SBa[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Skrutskie, M. F.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”, The Astronomical Journal, 131 (2): 1163–1183, Bibcode:2006AJ....131.1163S, doi:10.1086/498708.
  2. ^ a b Strauss, Michael A.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 1992), “A redshift survey of IRAS galaxies. VII - The infrared and redshift data for the 1.936 Jansky sample”, Astrophysical Journal Supplement Series, 83 (1): 29–63, Bibcode:1992ApJS...83...29S, doi:10.1086/191730.
  3. ^ a b Jones, D. Heath; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2009), “The 6dF Galaxy Survey: final redshift release (DR3) and southern large-scale structures”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 399 (2): 683–698, arXiv:0903.5451, Bibcode:2009MNRAS.399..683J, doi:10.1111/j.1365-2966.2009.15338.x.
  4. ^ a b Pereira-Santaella, Miguel; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010), “The Mid-infrared High-ionization Lines from Active Galactic Nuclei and Star-forming Galaxies”, The Astrophysical Journal, 725 (2): 2270–2280, arXiv:1010.5129, Bibcode:2010ApJ...725.2270P, doi:10.1088/0004-637X/725/2/2270.
  5. ^ a b c d e f García-Barreto, J. A.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 1999), “HI spatial distribution in the galaxy NGC 3783”, Astronomy and Astrophysics, 348: 685–692, arXiv:astro-ph/9906492, Bibcode:1999A&A...348..685G.
  6. ^ “The active galaxy NGC 3783 in the constellation of Centaurus”, European Southern Observatory, 20 tháng 6 năm 2013, truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ Buta, Ronald J.; và đồng nghiệp (2007), Atlas of Galaxies, Cambridge University Press, tr. 13–17, ISBN 978-0521820486.
  8. ^ Brenneman, L. W.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2011), “The Spin of the Supermassive Black Hole in NGC 3783”, The Astrophysical Journal, 736 (2): 103, arXiv:1104.1172, Bibcode:2011ApJ...736..103B, doi:10.1088/0004-637X/736/2/103.
  9. ^ Onken, Christopher A.; Peterson, Bradley M. (tháng 6 năm 2002), “The Mass of the Central Black Hole in the Seyfert Galaxy NGC 3783”, The Astrophysical Journal, 572 (2): 746–752, arXiv:astro-ph/0202382, Bibcode:2002ApJ...572..746O, doi:10.1086/340351.
  10. ^ Weigelt, G.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2012), “VLTI/AMBER observations of the Seyfert nucleus of NGC 3783”, Astronomy & Astrophysics, 541: L9, arXiv:1204.6122, Bibcode:2012A&A...541L...9W, doi:10.1051/0004-6361/201219213.
  11. ^ Kilborn, Virginia A.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2006), “Gaseous tidal debris found in the NGC 3783 group”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 371 (2): 739–749, arXiv:astro-ph/0606463, Bibcode:2006MNRAS.371..739K, doi:10.1111/j.1365-2966.2006.10697.x.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Tọa độ: Sky map 11h 39m 01.721s, −-37° 44′ 18.60″