NGC 4293

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4293
Hình ảnh của NGC 4293 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát
Xích kinh12h 21m 12.891s[1]
Xích vĩ+18° 22′ 56.64″[1]
Dịch chuyển đỏ0.002977[2]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời893[3]
Khoảng cách54 Mly (16,5 Mpc)[4]
Quần tụ thiên hàĐám Xử Nữ
Cấp sao biểu kiến (V)10.4[5]
Đặc tính
Kiểu(R)SB(s)0/a[6]
Kích thước biểu kiến (V)5.293′ × 1.800′[1]
Tên gọi khác
2MASX J12211289+1822566, IRAS 12186+1839, LEDA 39907, UGC 7405, UZC J122112.6+182256, Z 99-23, VCC 460.[7]

NGC 4293 là tên của một thiên hà hình hạt đậu nằm trong chòm sao Hậu Phát. Thiên hà này được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện vào ngày 14 tháng 3 năm 1784 và mô tả nó là: "lớn, riêng biệt và dài 6 hoặc 7'". Vị trí của thiên hà nằm ở hướng bắc-tây bắc của ngôi sao 11 Comae Berenices và là thiên hà thành viên của cụm thiên hà Xử Nữ[5]. Có vẻ như thiên hà này cũng có khoảng cách giống như cụm thiên hà này, là khoảng 54 triệu năm ánh sáng[4], kích thước biểu kiến của thiên hà này là khoảng 5,3' x 3,1'.[5]

Phân loại hình thái học của thiên hà này là (R)SB(s)0/a. Nghĩa là thiên hà này xoắn ốc với độ chặt có thể phân biệt được (SB0/a). Thiên hà này không có cấu trúc đai bao quanh hạt nhân (s)[6][8]. Sự hình thành sao trong thiên hà này xảy ra ở một khu vực rất hạn chế ở vùng trung tâm thiên hà[9]. Cái đĩa sao của thiên hà này thì hơi bị rối, có thể là do sự tương các thiên hà.[10]

Thiên hà này là một loại thiên hà phổ biến của các thiên hà hoạt động và có vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp. Nghĩa là các quang phổ quang học của nó bị át chế bởi các vạch quang phổ phát ra từ các chất khí ở trạng thái ion hóa thấp. Hoạt động này có thể là do một lỗ đen siêu khối lượng ở nhân thiên hà đang trải qua tỉ lệ bồi tụ vật chất thấp. Khối lượng của nó là khoảng xấp xỉ 5.9 × 107 lần khối lượng mặt trời[11].

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Hậu Phát và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 21m 12.891s[1]

Độ nghiêng +18° 22′ 56.64″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.002977[2]

Vận tốc xuyên tâm 893[3] km/s

Cấp sao biểu kiến 10.4[5]

Kích thước biểu kiến 5.293′ × 1.800′[1]

Loại thiên hà (R)SB(s)0/a[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Skrutskie, M. F.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”, Astrophysical Journal, 131 (2): 1163–1183, Bibcode:2006AJ....131.1163S, doi:10.1086/498708.
  2. ^ a b Kochanek, C. S.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2001), “The K-Band Galaxy Luminosity Function”, The Astrophysical Journal, 560 (2): 566–579, arXiv:astro-ph/0011456, Bibcode:2001ApJ...560..566K, doi:10.1086/322488.
  3. ^ a b Crook, Aidan C.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2007), “Groups of Galaxies in the Two Micron All Sky Redshift Survey”, The Astrophysical Journal, 655 (2): 790–813, arXiv:astro-ph/0610732, Bibcode:2007ApJ...655..790C, doi:10.1086/510201.
  4. ^ a b Cappellari, Michele; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2011), “The ATLAS3D project - I. A volume-limited sample of 260 nearby early-type galaxies: science goals and selection criteria”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 413 (2): 813–836, arXiv:1012.1551, Bibcode:2011MNRAS.413..813C, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18174.x.
  5. ^ a b c d O'Meara, Stephen James (2011), Deep-Sky Companions: The Secret Deep, 4, Cambridge University Press, tr. 230–231, ISBN 978-1139500074.
  6. ^ a b c de Vaucouleurs, G.; và đồng nghiệp (1991), “Third reference catalogue of bright galaxies, version 9”, The Astronomical Journal, 108: 2128, Bibcode:1994AJ....108.2128C, doi:10.1086/117225, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “NGC 4293”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ Keel, William C. (tháng 1 năm 2015), Galaxy Classification, University of Alabama, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ Falcón-Barroso, J.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2009), “Galaxy Evolution: Emerging Insights and Future Challenges ASP Conference Series”, trong Jogee, S.; Marinova, I.; Hao, L.; và đồng nghiệp (biên tập), Galactic Bulges: the SAURON Perspective, 419, Society of the Pacific, 2009, tr. 131, Bibcode:2009ASPC..419..131F.
  10. ^ Cortés, J. R.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2006), “XI IAU Regional Latin American Meeting of Astronomy”, trong Infante, L.; Rubio, M. (biên tập), Stellar and Ionized Gas Kinematics of Peculiar Virgo Cluster Galaxies, 26, Revista Mexicana de Astronomía y Astrofísica, tr. 189, arXiv:astro-ph/0602627, Bibcode:2006RMxAC..26Q.189C.
  11. ^ Chiaberge, Marco; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2005), “The Hubble Space Telescope View of LINER Nuclei: Evidence for a Dual Population?”, The Astrophysical Journal, 625 (2): 716–726, arXiv:astro-ph/0501461, Bibcode:2005ApJ...625..716C, doi:10.1086/429612.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]