NGC 4473

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4473
Hình ảnh thiên hà elip NGC 4473 của SDSS
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát
Xích kinh12h 29m 48.9s[1]
Xích vĩ13° 25′ 46″[1]
Dịch chuyển đỏ0.007485[1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời2244 km/s[1]
Khoảng cách52.74 Mly
Quần tụ thiên hàCụm Xử Nữ
Cấp sao biểu kiến (V)11.16[1]
Đặc tính
KiểuE5[1]
Kích thước~ 68.5 kly (ước lượng); 21 kpc[1]
Kích thước biểu kiến (V)4.5' × 2.5'[1]
Tên gọi khác
CGCG 70-125, MCG 2-32-93, PGC 41228, UGC 7631, VCC 1231[1]

NGC 4473 là tên của một thiên hà elip[2] nằm trong chòm sao Hậu Phát[3]. Khoảng cách của nó với Trái Đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 50 triệu năm ánh sáng[4]. Vào ngày 8 tháp 4 năm 1784, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này. Các nghiên cứu xa hơn cho thấy, NGC 4473 có góc nghiêng 71 độ[5] từ điểm nhìn của Trái Đất. Nó là thiên hà thành viên của chuỗi Markarian, chuỗi này là một phần của cụm Xử Nữ.[6][7]

Các cụm sao cầu của thiên hà này có số lượng xấp xỉ 376 ± 97[8]. Các cụm sao cầu này có lẽ được hình thành từ những vụ hợp thành thiên hà nhỏ khác mà giúp tạo nên vùng bên ngoài của thiên hà.[4]

NGC 4473 có hai đĩa sao quay luân phiên nhau ở bên trong vùng bên trong của thiên hà này. Hai cái đĩa này có thể được hình thành là do sự bồi tụ các chất khí ở bên ngoài thiên hà hoặc là do va chạm với các thiên hà nhiều chất khí.[4]

Bằng việc sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble cũng như các dữ liệu quang phổ thu được từ mặt đất, Douglas Ríchtone cùng các đồng sự của mình tại đại học Michigan đã kết luận rằng thiên hà này có một lỗ đen siêu khối lượng[9]. Lỗ đen này có khối lượng được ước tính là khoảng 100 triệu lần khối lượng mặt trời[10][11]. Đường kính của nó là vào khoảng 4,459 đơn vị thiên văn.[12]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Hậu Phát và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 29m 48.9s[1]

Độ nghiêng 13° 25′ 46″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.007485[1]

Vận tốc xuyên tâm 2244 km/s[1]

Cấp sao biểu kiến 11.16[1]

Kích thước biểu kiến 4.5' × 2.5'[1]

Loại thiên hà E5[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4473. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ “Your NED Search Results”. ned.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ Rojas, Sebastián García. “Galaxy NGC 4473 - Galaxy in Coma Berenices Constellation · Deep Sky Objects Browser”. DSO Browser (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ a b c Alabi, Adebusola B.; Foster, Caroline; Forbes, Duncan A.; Romanowsky, Aaron J.; Pastorello, Nicola; Brodie, Jean P.; Spitler, Lee R.; Strader, Jay; Usher, Christopher (ngày 25 tháng 6 năm 2015). “The SLUGGS Survey: Globular cluster kinematics in a "double sigma" galaxy - NGC 4473”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 000 (2): 2208. arXiv:1506.07882v1. Bibcode:2015MNRAS.452.2208A. doi:10.1093/mnras/stv1426.
  5. ^ Schulze, Andreas; Gebhardt, Karl (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “EFFECT OF A DARK MATTER HALO ON THE DETERMINATION OF BLACK HOLE MASSES”. The Astrophysical Journal. 729:21 (1): 21. arXiv:1011.5077. Bibcode:2011ApJ...729...21S. doi:10.1088/0004-637X/729/1/21.
  6. ^ “Exploring the Coma-Virgo Cloud” (PDF). GEMINI. 2:12: 1–9. tháng 4 năm 1978. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ French, Sue (2004). “Deep-Sky Wonders: Markarian's Chain”. Sky & Telescope. 107 (5): 88–91.
  8. ^ Rhode, Katherine L. (2012). “Exploring the Correlations between Globular Cluster Populations and Supermassive Black Holes in Giant Galaxies”. The Astronomical Journal (bằng tiếng Anh). 144 (5): 154. arXiv:1210.4570. Bibcode:2012AJ....144..154R. doi:10.1088/0004-6256/144/5/154. ISSN 1538-3881.
  9. ^ O'Meara, Stephen James (ngày 30 tháng 6 năm 2011). Deep-Sky Companions: The Secret Deep (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-1-139-50007-4.
  10. ^ “List of black hole candidates”. www.johnstonsarchive.net. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ “NGC 4473 Fact Sheet - StarDate's Black Hole Encyclopedia”. blackholes.stardate.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2017.
  12. ^ “Wolfram|Alpha: Computational Knowledge Engine”. www.wolframalpha.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]