NGC 7209

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 7209
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHiết Hổ
Xích kinh22h 05m 07s[1]
Xích vĩ+46° 29′ 00″[1]
Khoảng cách3,810 ly (1,168 pc[2])
Cấp sao biểu kiến (V)7.7 [1]
Kích thước biểu kiến (V)25'
Đặc trưng vật lý
Khối lượng278[3] M
Tuổi ước tính420 triệu năm[2]
Tên gọi khácCr 444
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

NGC 7209 là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Hiết Hổ. Nó được nhà thiên văn người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện vào ngày 19 tháng 10 năm 1787. Cụm sao này cách trái đất 3810 năm ánh sáng (khoảng 1168 parsec[2]) dựa trên ánh sáng đỏ của cụm sao[4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đo sáng hiện đại hơn thì không ủng hộ nhận định này.[5]

Cụm sao này được tạo thành từ hơn 150 ngôi sao với cấp sao biểu kiến từ 9 đến 15[6], bán kính thủy triều của chúng thì không vượt quá 30 năm ánh sáng[3]. Trong những ngôi sao thuộc thiên hà này có 3 ngôi sao biến quang loại Delta Scuti[7]. Một trong những thành viên khác của nó là sao biến quang SS Lancertae, một hệ sao đôi biến quang với chu kì 14,4 ngày. Nhưng giữa thế kỉ 20 thì nó đã không còn biến quang nữa. Sự dừng lại này được quy là do có thêm một ngôi sao thứ ba biến quang với chu kì là 679 ngày mà những nhiễu loạn của nó đã thay đổi đường ngắm. Chu kì giao nhau của nó là khoảng 600 năm, trong đó có 2 lần gặp nhau, mỗi lần kéo dài 100 năm.[8]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Hiết Hổ và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 05m 07s[1]

Độ nghiêng +46° 29′ 00″[1]

Cấp sao biểu kiến 7.7 [1]

Kích thước biểu kiến 25'

Khối lượng 278 lần khối lượng mặt trời[3]

Tuổi ước tính 420 triệu năm[2]

Ngoài những dữ liệu trên thì vẫn chưa có dữ liệu nào được xác định với giá trị xấp xỉ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f “NGC 7209”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ a b c d WEBDA: NGC 7209
  3. ^ a b c Piskunov, A. E.; Schilbach, E.; Kharchenko, N. V.; Röser, S.; Scholz, R.-D. (ngày 6 tháng 11 năm 2007). “Tidal radii and masses of open clusters”. Astronomy & Astrophysics. 477 (1): 165–172. Bibcode:2008A&A...477..165P. doi:10.1051/0004-6361:20078525.
  4. ^ Peña, J. H.; Peniche, R. (ngày 1 tháng 10 năm 1994). “uvby-beta photometry of open clusters. IV. NGC 1444, NGC 1662, NGC 2129, NGC 2169, and NGC 7209”. Revista Mexicana de Astronomia y Astrofisica. 28: 139–152. Bibcode:1994RMxAA..28..139P. ISSN 0185-1101.
  5. ^ Vansevicius, V.; Platais, I.; Paupers, O.; Abolins, E. (ngày 11 tháng 3 năm 1997). “A study of the open cluster NGC 7209 in the Vilnius photometric system”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 285 (4): 871–878. Bibcode:1997MNRAS.285..871V. doi:10.1093/mnras/285.4.871.
  6. ^ O'Meara, Stephen James (2011). Deep-Sky Companions: The Secret Deep (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 445–447. ISBN 9781139500074.
  7. ^ Van Cauteren, P. (2005). “Search for intrinsic variable stars in three open clusters: NGC 1664, NGC 6811 and NGC 7209”. Communications in Asteroseismology (bằng tiếng Đức). 146: 21–32. Bibcode:2005CoAst.146...21V. doi:10.1553/cia146s21. ISSN 1021-2043.
  8. ^ Torres, Guillermo (tháng 4 năm 2001). “The Change in the Inclination Angle of the Noneclipsing Binary SS Lacertae: Future Eclipses”. The Astronomical Journal. 121 (4): 2227–2238. arXiv:astro-ph/0012542. Bibcode:2001AJ....121.2227T. doi:10.1086/319942.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]