Naicho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phòng Tình báo và Điều tra Nội các
内閣情報調査室
Naikaku Jōhō Chōsashitsu
Tổng quan Cơ quan
Quyền hạnChính phủ Nhật Bản
Số nhân viên170–175
Lãnh đạo Cơ quan
  • Uematsu Shinichi
Trực thuộc cơ quanVăn phòng Nội các Nhật Bản

Naichō (内調?), là từ viết tắt của Naikaku Jōhō Chōsashitsu (内閣情報調査室? Phòng Tình báo và Điều tra Nội các) là tổ chức tình báo cao cấp nhất của Nhật Bản, báo cáo trực tiếp đến Thủ tướng Nhật Bản. Tổ chức này được cho là tương đương với Cục Tình báo Trung ương Mỹ.[1] Tuy nhiên nó thường bị chỉ trích là kém hiệu quả, sử dụng phần lớn khả năng của mình để dịch những ấn bản nước ngoài hơn là thu thập bất cứ đánh giá tình báo quan trọng nào[2] trong khi bị buộc tội theo dõi bí mật các công dân Nhật sống trong nước.[2]

Vai trò[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn thông tin do Naicho thu thập là dựa vào các tổ chức báo chí hoặc từ các quốc gia thân thiết với Nhật.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng số nhân viên của Naicho là khoảng 170[3] đến 175, với 120 người mượn từ các cơ quan chính phủ khác.[1]

Có một đề nghị tái cấu trúc cơ quan này để khiến nó ngang bằng với CIA với việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên từ Bộ Ngoại giao, cảnh sát quốc gia, Bộ Quốc phòng cũng như từ khu vực tư nhân.[1]

Bê bối gián điệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 1 năm 2008, một nhân viên của Naicho bị tố cáo làm gián điệp cho người Nga, chuyển cho họ những thông tin tuyệt mật. Nga từ chối bình luận.[4] Từ đó, Naicho đã nhiều lần bị yêu cầu giải trình.[5]

Những người đứng đầu Naicho[sửa | sửa mã nguồn]

  • Omori Yoshio[6]
  • Sugita Kazuhiro (tháng 1 năm 2001–tháng 4 năm 2001)[7]
  • Kanemoto Toshinori (tháng 4 năm 2001–tháng 4 năm 2006)[8]
  • Mitani Hideshi (tháng 4. 2006–tháng 4 năm 2010)[9]
  • Uematsu Shinichi (tháng 4 năm 2010–)[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Andrew Oros. “Japan's Growing Intelligence Capabilities” (PDF). International Journal of Intelligence and CounterIntelligence. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ a b “Cabinet Research Office”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ “Current State of Intelligence and Intelligence Issues in Japan” (PDF). The National Institute for Defense Studies News, May 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
  4. ^ “A Japanese Faces Spy Charges”. The Moscow Times. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  5. ^ “Japan's Cabinet urges tighter controls amid Russian spy scandal”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ Hiroko Nakata (ngày 11 tháng 1 năm 2007). “Creating new security system fraught with obstacles”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ “内閣危機管理監” (bằng tiếng Nhật). Cabinet Secretariat. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
  8. ^ “内閣情報官” (bằng tiếng Nhật). Cabinet Secretariat. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
  9. ^ “内閣情報官” (bằng tiếng Nhật). Cabinet Secretariat. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ “内閣情報官” (bằng tiếng Nhật). Cabinet Secretariat. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.