Nam Phước
Nam Phước
|
||
---|---|---|
Thị trấn | ||
Thị trấn Nam Phước | ||
Bến xe khách Nam Phước | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | |
Tỉnh | Quảng Nam | |
Huyện | Duy Xuyên | |
Thành lập | ||
Địa lý | ||
Tọa độ: 15°50′18″B 108°16′0″Đ / 15,83833°B 108,26667°Đ | ||
| ||
Diện tích | 15,26 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 22.911 người[3] | |
Mật độ | 1.501 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 20599[4] | |
Nam Phước là thị trấn huyện lỵ của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Nam Phước nằm ở vị trí trung tâm huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 28 km về phía nam, thành phố Tam Kỳ 40 km về phía bắc và cách thành phố Hội An 7 km về phía tây nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các xã Duy Phước và Duy Thành
- Phía tây giáp các xã Duy Trung và Duy Trinh
- Phía nam giáp huyện Quế Sơn
- Phía bắc giáp thị xã Điện Bàn.
Thị trấn Nam Phước có diện tích 15,26 km², dân số năm 2019 là 22.911 người[3], mật độ dân số bình quân 1.501 người/km.
Phần lớn thị trấn nằm trên trục đường Quốc lộ 1 và các tỉnh lộ 610, 610 B.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Nam Phước được chia thành 10 khối phố: Bình An, Châu Hiệp, Long Xuyên 1, Long Xuyên 2, Mỹ Hòa, Mỹ Xuyên, Phước Mỹ, Phước Xuyên, Xuyên Đông, Xuyên Tây.
Kinh tế - xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Về lao động: Nguồn lao động dồi dào, toàn thị trấn có 12.536 lao động, chiếm 48,02% dân số toàn thị trấn. Trong đó:
- Lao động Nông nghiệp chiếm 21,20%.
- Lao động Công nghiệp - TTCN chiếm 40,96%.
- Lao động Thương mại - dịch vụ chiếm 37,84%.
Trên địa bàn thị trấn có 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, có 1 trạm y tế, có 02 trường Mẫu giáo, 03 trường tiểu học, 02 trường THCS với đội ngũ giáo viên 245 người và hơn 5.000 học sinh các cấp.
- Trường Tiểu học Số 3 Nam Phước
- Trường Tiểu học Số 2 Nam Phước
- Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước
- Trường THCS Chu Văn An
- Trường THCS Trần Cao Vân
- Trường THPT Sào Nam.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong kháng chiến, thị trấn Nam Phước là quê hương có truyền thống cách mạng lâu đời, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nơi đây là khu căn cứ Cách Mạng cán bộ và nhân dân thị trấn đã kiên cường bám trụ, đánh địch giữ làng, tạo nên những chiến công hiển hách đã xuất hiện những chiến sĩ quả cảm chiến đấu sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, toàn thị trấn có 818 liệt sĩ, 160 bà mẹ được truy tặng, phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng (trong đó: có 10 Mẹ còn sống, 150 Mẹ đã từ trần) 259 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và 04 Anh Hùng lực lượng vũ trang.
Thị trấn Nam Phước được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 2 lần danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (lần 1 vào ngày 13/4/1980 và lần 2 vào ngày 22/12/1994).
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Quyết định 27-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Phước Sơn và huyện Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.
- ^ 102/1994/CP
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê