Natri dichloroisocyanurat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Natri đicloisocyanurat)
Natri dichloroisocyanurat
Cấu trúc của natri dichloroisocyanurat
Danh pháp IUPACNatri 3,5-diclo-2,4,6-trioxo-1,3,5-triazinan-1-id
Tên khácNatri troclosene
Sodic troclosene
Nhận dạng
Viết tắtNaDCC, SDIC
Số CAS2893-78-9
PubChem517121
Số RTECSXZ1900000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửC3Cl2N3NaO3
Khối lượng mol219,9436 g/mol (khan)
255,97416 g/mol (2 nước)
Bề ngoàibột tinh thể màu trắng hoặc không màu
Mùicó mùi clo
Khối lượng riêng0,7 g/cm³ (dạng hạt nhỏ)
Điểm nóng chảy 225 °C (498 K; 437 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước22,7 g/100 mL (25 ℃)
Độ hòa tan trong axeton0,5 g/100 mL (30 °C)
Độ axit (pKa)6,2–6,8
Các nguy hiểm
LD50chuột, đường uống:
1670 mg/kg
Các hợp chất liên quan
Cation khácKali dichloroisocyanurat
Calci dichloroisocyanurat
Lithi dichloroisocyanurat
Bari dichloroisocyanurat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri dichloroisocyanurat (INN: natri troclosene, troclosenum natricum hay NaDCC hay SDIC) là một hợp chất hóa học được dùng rộng rãi làm chất tẩy uế và thuốc tẩy có công thức C3Cl2N3NaO3.[1] Nó là một chất rắn màu trắng hoặc không màu, tan trong nước. Ngoài ra còn có dạng đihydrat (51580-86-0 ) cũng như dạng muối kali (2244-21-5 ).

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Chất này được dùng chủ yếu làm chất tẩy uế, chất sát khuẩn biocide, chất khử mùi công nghiệp và thuốc tẩy. Nó được tìm thấy trong một vài bộ lọc nước hiện đại. Nó có hiệu quả hơn so với halazone, một hệ thống lọc nước được dùng trước kia. Trong những ứng dụng này, nó là nguồn phóng thích chậm chlor ở nồng độ thấp với một tỉ lệ hằng số tương đối. Là một chất tẩy uế, nó dùng để tiệt trùng nước uống, hồ bơi, bộ đồ ăn và không khí, chống lại các bệnh nhiễm khi tẩy uế định kì.

Nó có thể được dùng như một chất tẩy uế hay tiệt trùng có tính chất phòng ngừa trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá và tằm tơ. Nó còn có thể được dùng để ngăn sợi len bị co lại, tẩy trắng sợi vải và vệ sinh nguồn nước luân chuyển trong công nghiệp.

Trong một thử nghiệm đáng chú ý, dung dịch NaDCC đặc trộn với dung dịch loãng đồng(II) sulfat, tạo ra kết tủa mãnh liệt màu tím hoa cà của muối kép natri tetradichloroisocyanuratocuprat(II). Phản ứng giữa các muối dichloroisocyanurat (Na, K, Li, Ba, Ca) và các muối của kim loại chuyển tiếp (Ni, Cu, Cd) được mô tả trong bằng sáng chế US 3.055.889.

Phản ứng tổng quát là:

CuSO4 + 4Na(C3N3O3Cl2)→ Na2[Cu(C3N3O3Cl2)4] + Na2SO4

Nó dùng để phát huỳnh quang vì nó phát ra ánh sáng đỏ khi bị phân hủy bởi hydro peroxide đặc (130 thể tích, 35%).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Huthmacher, Klaus; Most, Dieter (2000). “Cyanuric Acid and Cyanuric Chloride”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a08_191. ISBN 3-527-30673-0.