Bước tới nội dung

Natri ferrocyanide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri ferrocyanide[1]
Cấu trúc của natri ferrocyanide
Danh pháp IUPACTetranatri hexacyanoferrat(II)
Tên khácPrussiat vàng soda
Tetranatri hexacyanoferrat
Gelbnatron
Ferrocyannatri
Nhận dạng
Số CAS13601-19-9
PubChem26129
Số EINECS237-081-9
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [C]#N.[C]#N.[C]#N.[C]#N.[C]#N.[C]#N.[Fe-4].[Na+].[Na+].[Na+].[Na+]

InChI
đầy đủ
  • 1S/6CN.Fe.4Na/c6*1-2;;;;;/q6*-1;+2;4*+1
Thuộc tính
Công thức phân tửNa4Fe(CN)6
Khối lượng mol303,905 g/mol (khan)
484,0578 g/mol (10 nước)
Bề ngoàitinh thể màu vàng
Khối lượng riêng1,458 g/cm³
Điểm nóng chảy 435 °C (708 K; 815 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước18 g/100 mL
Độ hòa tankhông tan trong cồn
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtính độc thấp
Chỉ dẫn SS22, S24, S25 (xem Danh sách nhóm từ S)
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri ferricyanide (Prussiate đỏ soda)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri ferrocyanide, còn có tên tetranatri hexacyanoferrat hay natri hexacyanoferrat(II), là một loại phức chất của sắt(II) có công thức hóa học Na4Fe(CN)6, tồn tại dưới dạng tinh thể màu vàng trong suốt ở nhiệt độ phòng và phân hủy ở nhiệt độ nóng chảy. Nó tan được trong nước và không tan trong cồn. Mặc dù có mặt phối tử cyanide. natri ferrocyanide không thực sự độc (lượng cho vào hàng ngày cho phép 0–0,025 mg/(kg trọng lượng cơ thể)[2]) vì gốc cyanide bị bao chặt quanh kim loại. Tuy nhiên. như với mọi gốc ferrocyanide khác, nó có thể phản ứng với axit hay phân hủy dưới ánh sáng để giải phóng khí hydro xyanua.

Ở dạng ngậm nước, Na4Fe(CN)6·10H2O, nó thỉnh thoảng còn gọi là prussiate vàng soda (Yellow prussiate of soda – YP Soda). Màu vàng là màu của anion ferrocyanide.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri ferrocyanide là chất phụ gia hóa học dưới số E E535. Nó được thêm vào thực phẩm dưới dạng muối ăn.[2] Khi kết hợp với sắt, nó chuyển thành một chất nhuộm màu xanh dương đậm, với thành phần chính là xanh Phổ (Prussian blue).[3] Trong nhiếp ảnh, nó dùng để tẩy, tô màu, và gia cố. Trong công nghiệp dầu mỏ, nóp dùng để loại bỏ gốc thiol. Nó còn được dùng làm chất chống đông để phủ trên các thanh hàn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sodium ferrocyanide MSDS”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ a b “Sự ước lượng độc tố của một số phụ gia thực phẩm gồm chất chống nổi, chống vi sinh vật, chống oxy hóa, chất nhũ hóa và chất đông đặc”. World Health Organization, Geneva. 1974. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009.
  3. ^ “Xanh Phổ”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]