NdeI

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

NdeI là một enzyme thuộc dạng endonucleaza, được tách chiết từ vi khuẩn Neisseria denitrificans.

Trong sinh học phân tử, enyzme này thường được dùng làm enzyme cắt giới hạn.

Đoạn DNA nhận diện[sửa | sửa mã nguồn]

Enzyme NdeI nhận biết đoạn DNA sau[1]:

5'CATATG
3'GTATAC

Và cắt chúng thành

5'---CA TATG---3'
3'---GTAT AC---5'

Ứng dụng trong sinh học phân tử[sửa | sửa mã nguồn]

NdeI là enzyme cắt giới hạn đặc hiệu loại II, trái với enzyme dạng exonucleaza, NdeI chỉ chuyên cắt các đoạn DNA nhất định[2]. Enzyme này được sử dụng trong dòng hóa gien, nó cắt các đoạn đọc mở trong plasmid của các vi khuẩn như E. coli để chèn một đoạn gien khác vào (ví dụ như gene gfpuv mã hóa cho tính chất phát huỳnh quang của sứa Aequorea victoria.

NdeI hữu dụng trong công tác xây dựng các đoạn DNA dị tương đồng vì chúng bao hàm bộ ba khởi đầu ATG. Vì vậy chúng có thể được dùng trong các vector biểu hiện ví dụ như một số thành viên trong nhóm vector pET, để nối đoạn mở đầu của một gien khi xây dựng một vector biểu hiện.[3][4] Tuy nhiên NdeI chỉ tạo ra các đoạn lồi 2 base và vì vậy nó có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các enzyme cắt giới hạn tạo ra các mấu lồi 4 base[2]. Nó có hiệu suất nối thấp hơn[5] bởi vì khả năng nối các đoạn DNA chịu ảnh hưởng của khả năng ghép các mối nối và mối nối lồi 2 base có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với 4 base. Vì vậy khi nối các mối này cần nhiều thời gian hơn, nồng độ enzyme ligaza cao hơn, thực hiện tại nhiệt độ phòng hoặc 14-16°C hay 4°C.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Watson RJ, Schildraut I, Qiang BQ, Martin SM, Visentin LP. (13 tháng 12 năm 1982). “NdeI: a restriction endonuclease from Neisseria denitrificans which cleaves DNA at 5'-CATATG-3' sequences”. FEBS Lett. 150 (1): 114–6. doi:10.1016/0014-5793(82)81315-x. PMID 6297965.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b “NdeI”. REBASE.
  3. ^ “pET System manual” (PDF). Novagen. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “pET-21a-d(+) Vectors” (PDF). Novagen.
  5. ^ Chang E., Ge B., Lee M., So M., Wang W. (2005). “Investigation of the Ligation Efficiency of NdeI Digested Fragments” (PDF). Journal of Experimental Microbiology and Immunology. tr. 68–72. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (nguồn này có thông tin sai khi nói rằng NdeI tạo ra các mấu lồi 4 base, đây là điều sai lầm.)