Ngày Thống nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngày Giải phóng miền Nam)
Ngày lễ 30 tháng 4
Ngày lễ 30 tháng 4
Hà Nội treo biểu ngữ mừng Ngày lễ 30 tháng 4
Tên chính thứcNgày Chiến thắng[1]
Tên gọi khácNgày Giải phóng miền Nam
Ngày Thống nhất đất nước (cách gọi của nhà cầm quyền)
Ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (cách gọi của phương Tây)
Tháng Tư Đen, Quốc Hận (cách gọi của cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa)
Cử hành bởiNgười Việt
KiểuToàn quốc
Ý nghĩaĐánh dấu ngày chế độ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tạo cơ sở để thống nhất Việt Nam năm 1976 thông qua tổng tuyển cử
Ngày30 tháng 4
Cử hànhNgười Việt
Liên quan đếnSự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Tần suấthằng năm

Ngày lễ 30 tháng 4, tên chính thức là Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam, đánh dấu sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.[2][3] Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và binh lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt phục vụ cho chính thể Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Năm 1976, Việt Nam chính thức tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất và Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh.

Hằng năm, tại Việt Nam có rất nhiều hoạt động được tổ chức để kỷ niệm ngày này. Nó còn là ngày nghỉ lễ quốc gia, được ghi trong các văn bản pháp luật với tên gọi "Ngày Chiến thắng".[4][cần nguồn tốt hơn]

Trong khi đó, tại một số cộng đồng người Việt hải ngoại, gồm những người đã từng phục vụ cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà, có tư tưởng chống chính phủ hiện tại của Việt Nam thì gọi đây là ngày Tháng Tư đen,[5][6][7] Ngày Sài Gòn thất thủ,[8][9][10] hoặc Ngày Quốc Hận.[11][12][13]

Thư viện ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Bộ luật Lao động – Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. ^ Chi Phan. “45 năm trước, có một chương trình phát thanh lịch sử”. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Toàn văn lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh và sự tiếp nhận đầu hàng của đại diện quân giải phóng miền Nam”. Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau.
  4. ^ “Văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về chế độ nghỉ được hưởng nguyên lương hoặc hưởng BHXH – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ Secretary of State. “Assembly Concurrent Resolution No. 220 CHAPTER 74 Relative to Black April Memorial Week”. LEGISLATIVE COUNSEL'S DIGEST. CALIFORNIA LEGISLATIVE INFORMATION. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ Kurhi, Eric. “Black April ceremony honors Vietnam War soldiers in San Jose”. Mercury News. San Jose Mercury News. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ BHARATH, DEEPA (ngày 29 tháng 4 năm 2011). “O.C. Black April events commemorate fall of Saigon”. Orange County Register. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “Black April”. Los Angeles Times. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “Black April”. UNAVSA Knowledge. UNAVSA. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ “Black April”. VNAFMAMN. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  11. ^ Deepa Bharath (ngày 25 tháng 4 năm 2008). “Black April events commemorate fall of Saigon”. The Orange County Register. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  12. ^ My-Thuan Tran (ngày 30 tháng 4 năm 2009). “Orange County's Vietnamese immigrants reflect on historic moment”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  13. ^ Đỗ Dzũng (ngày 30 tháng 4 năm 2009). “Tưởng niệm Tháng Tư Đen ở Quận Cam”. Báo Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.

Tham khảo