Ngôn ngữ nổi bật chủ đề (tiếng Anh: topic-prominent language) là ngôn ngữ có cú pháp được tổ chức để cường điệu cấu trúc đề–thuyết của câu. Thuật ngữ này được biết đến nhiều nhất trong 'ngành ngôn ngữ học Mỹ' từ Charles N. Li và Sandra Thompson (en), họ là những người chỉ rõ sự khác biệt của các ngôn ngữ nổi bật chủ đề (như tiếng Hàn và tiếng Nhật) với các ngôn ngữ nổi bật chủ ngữ (như tiếng Anh).
Theo quan điểm của Li và Thompson (1976), các 'ngôn ngữ nổi bật chủ đề' có hình thái hoặc cú pháp làm nổi bật sự khác biệt giữa phần đề và phần thuyết (những gì được nói về phần đề đấy). Cấu trúc đề-thuyết có thể mang tính độc lập với thứ tự cú pháp (en) của chủ ngữ, động từ và tân ngữ.
Nhiều 'ngôn ngữ nổi bật chủ đề' có chung một số đặc trưng cú pháp, các đặc trưng đó đã nảy sinh do các ngôn ngữ đấy có các câu được cấu trúc xoay quanh chủ đề, thay vì xoay quanh chủ ngữ và tân ngữ:
Chúng có xu hướng hạ thấp vai trò của thể bị động (en) cho dù 'cấu trúc câu bị động' có tồn tại đi chăng nữa, vì ý tưởng chính của 'sự bị động hóa' là để biến một tân ngữ thành một chủ ngữ trong các ngôn ngữ có chủ ngữ được mặc định hiểu là chủ đề.
Chúng hiếm khi có từ chêm (en) (expletive) hoặc "chủ ngữ giả" (đại từ trùng ngữ (en)) như "it" trong câu "it's raining" của tiếng Anh.
Chúng hay có những câu với thứ gọi là "chủ ngữ kép", thực ra là một chủ đề cộng với một chủ ngữ. Ví dụ, các mẫu câu sau đây mang tính phổ biến trong các ngôn ngữ nổi bật chủ đề:
Chúng không có quán từ (en)/mạo từ (article) – một cách khác để chỉ thị 'thông tin cũ' đối 'thông tin mới'.
Sự khu biệt giữa chủ ngữ và tân ngữ không được đánh dấu một cách rành mạch.
Ngôn ngữ Lisu (en) thuộc nhóm Lô Lô-Miến đã được mô tả là rất nổi bật chủ đề,[1] và Sara Rosen đã diễn giải rằng "trong khi mọi tiểu cú (en) (clause) đều có một chủ đề khả nhận dạng, thì chuyện khu biệt chủ ngữ khỏi 'tân ngữ trực tiếp' hoặc khu biệt 'tác thể' khỏi 'bị thể' thì thường là điều bất khả thi. Không có phép chẩn đoán nào để nhận diện chủ ngữ (hoặc tân ngữ) một cách rành mạch trong tiếng Lisu."[2] Sự mơ hồ này được diễn giải trong ví dụ sau:
*Ghi chú: Các câu Tiếng Trung Quan thoại thì có trật tự đa phần là SVO (en) (Chủ-Vị-Tân), nhưng ngôn ngữ này cho phép tân ngữ được đôn lên làm chủ đề trong câu, dẫn đến kết quả vẻ ngoài thì như là trật tự OSV (en) (Tân-Chủ-Vị)
^Li, Charles N.; Thompson, Sandra A. (1976). “Subject and Topic: A New Typology of Language”. Trong Charles N. Li (biên tập). Subject and Topic. New York: Academic Press. tr. 457–489. ISBN978-0-12-447350-8.
^Rosen, Sara Thomas (2007). “Structured Events, Structured Discourse”. Trong Ramchand & Reiss (biên tập). The Oxford Handbook of Linguistic Interfaces. Oxford: Oxford University Press. ISBN978-0-19-924745-5.