Ngũ thường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngũ thường (五常) với chữ "ngũ" là năm và chữ "thường" là hằng có hay là đức tính của con người. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân (仁), Lễ (禮), Nghĩa (義), Trí (智), Tín (信) xuất phát từ Nho giáo của Trung Quốc.[1][2] Thuật ngữ tam cương thường được nhắc liền mạch với ngũ thường thành cụm tam cương-ngũ thường.[3]

Nhân (仁)[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân (trong "nhân hậu") là lòng yêu thương đối với vạn vật.

Nghĩa (義)[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa (trong "chính nghĩa") là phải cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

Lễ (禮)[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ (trong "lễ phép") mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

Trí (智)[sửa | sửa mã nguồn]

Trí (trong "trí tuệ") là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

Tín (信)[sửa | sửa mã nguồn]

Tín (trong "uy tín") là phải giữ đúng lời hứa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lý Minh Tuấn. Tứ thư bình giải. Công ty Văn hóa Hương Trang. Trang 23.
  2. ^ “a) Tam-Cang và Ngũ-Thường - Phật giáo Hòa Hảo”. Truy cập 5 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Gia Khánh Đinh. Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 13. Khoa Học Xã Hội, 2000. Trang 504.